Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác xoá mù chữ

GD&TĐ -  Nhiều địa phương triển khai lớp xoá mù chữ đã huy động học sinh, sinh viên tham gia hỗ trợ người học để quá trình học hiệu quả hơn.

Học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở Lạng Sơn.
Học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở Lạng Sơn.

Huy động mọi nguồn lực để thực hiện công tác xoá mù chữ

Để công tác xoá mù chữ đạt hiệu quả, các địa phương trên cả nước đã huy động cán bộ hưu trí, hội viên các hội, đoàn viên các đoàn thể có nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận, thông thạo tiếng địa phương, am hiểu phong tục, tập quán của người dân để dạy các lớp xoá mù chữ.

Tại các xã biên giới, huy động cán bộ, chiến sỹ biên phòng trực tiếp vận động và tham gia dạy xoá mù chữ.

Trong thời gian nghỉ hè, tổ chức cho sinh viên tình nguyện, học sinh THPT, học viên Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tham gia công tác xoá mù chữ.

Vận động các tổ chức, đoàn thể có các hình thức hỗ trợ cho học viên xoá mù chữ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và nhu cầu của đồng bào để họ yên tâm học tập. Huy động nguồn hỗ trợ (tiền mặt, sách vở,...) từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cho công tác xoá mù chữ.

Tận dụng sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước; từ các tổ chức, cá nhân quan tâm đến công tác xoá mù chữ của địa phương.

Theo chia sẻ của ông Ngô Văn Hiền – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn), trong quá trình triển khai giảng dạy lớp xoá mù chữ trên địa bàn huyện Văn Quan, phòng Giáo dục cũng vận động thầy cô giáo về hưu tham gia phong trào xoá mù chữ trên tinh thần tự nguyện, lan tỏa tinh thần hiếu học cho người dân trên địa bàn. Đồng thời, chúng tôi còn huy động lực lượng là người thân của người học để giúp đỡ học viên tiếp tục đọc thông, viết thạo, tính toán và ứng dụng khoa học vào sản xuất

“Quá trình triển khai lớp xoá mù chữ, chúng tôi còn được sự hỗ trợ, quan tâm của tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, ngoài những các chính sách của Trung ương, tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia dạy lớp xóa mù; hỗ trợ thiết bị, máy móc cho học viên được học và ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ người học cây, con giống để phát triển kinh tế gia đình”, ông Ngô Văn Hiền nói.

Hiện còn 27 tỉnh đủ tiêu chuẩn, điều kiện đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2 nhưng chưa đề nghị Bộ GD&ĐT.

Hiện còn 27 tỉnh đủ tiêu chuẩn, điều kiện đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2 nhưng chưa đề nghị Bộ GD&ĐT.

Năm 2023 nhiệm vụ xoá vượt 0,15%

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 độ tuổi từ 15-60 lần lượt là 98,85% và 97,29%.

Cả nước vẫn còn 1,15% (734.257 người) chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và 2,71% (1.731.414 người) chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

Tỷ lệ biết chữ các độ tuổi của 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2023.

Tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 độ tuổi từ 15-60 của 51 tỉnh lần lượt là 98,55% và 96,70%.

Vẫn còn 1,44% (691.970 người) chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và 3,32% (1.593.008 người) chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

So với chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 thì nhiệm vụ xoá mù vượt 0,15%.

Việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn xoá mù chữ của Ban chỉ đạo các cấp ở các tỉnh về cơ bản thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT.

Hiện cả nước có 48/63 tỉnh đủ tiêu chuẩn, điều kiện đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2 (đạt tỷ lệ 76,2%), nhưng chỉ mới có 21 tỉnh được Bộ GD&ĐT kiểm tra, công nhận đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2.

Hiện còn 27 tỉnh, thành phố đủ tiêu chuẩn, điều kiện đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2 nhưng chưa đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Nam, Bình Định, Lâm Đồng, Kon Tum, Lào Cai, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.