100% là người dân tộc thiểu số
Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) năm 2023 đã tổ chức 3 lớp xoá mù chữ với với 44 học viên. Các lớp học được tổ chức học tại 3 điểm trường Hồi Mới (13 học viên); Hồi Xái (15 học viên) và Hồi Xái 2 (16 học viên).
Theo chia sẻ của thầy Lê Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4, học viên tham gia lớp xoá mù chữ 100% là người dân tộc H'Mông, độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Đời sống của người dân còn nhiều vất vả do đó công tác giáo dục xoá mù chữ rất khó khăn. Để vận động học viên đến lớp, nhà trường đã tổ chức rà soát chương trình phổ cập giáo dục, phân loại các đối tượng (những người chưa đến trường, chưa biết chữ); lập danh sách học viên chưa biết chữ.
Đặc biệt, hiệu trưởng đến tận nhà trưởng bản thông qua kế hoạch, danh sách học viên, tuyên truyền cho cán bộ các thôn bản hiểu, đồng tình và thống nhất thực hiện. Đồng thời, phân công giáo viên đến nhà vận động học viên tới lớp.
Sau khi đã có số liệu cụ thể, Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai nhà trường được xây dựng kế hoạch học tập, giảng dạy. Giáo viên trẻ nhiệt tình trong giảng dạy, để đem cái chữ đến từng học viên. Ban quản lý (Trưởng bản) đồng tình và ủng hộ nhà trường trong công tác huy động và tổ chức giảng dạy…
“Song song, nhà trường cũng phải đối mặt các khó khăn trong quá trình triển khai như địa bàn điểm trường đóng (bản) chưa có điện lưới quốc gia nên việc vận động và tổ chức dạy rất khó khăn.
Năm 2023, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 đã vận động được 44 học viên tham gia lớp xoá mù chữ. |
Học viên đa số đã lớn tuổi và lập gia đình.., buổi tối còn phải lo việc gia đình… Nhiều học viên nhà ở rải rác trên đỉnh núi cao việc đi lại vận động rất khó khăn, một số không muốn đi học vì nhà xa, phải qua sông suối gian nan”, thầy Thắng cho biết.
Giai đoạn 2021-2023, cả nước đã huy động được 79.280 người ra học xoá mù chữ. Riêng 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đã huy động được 53.965 người ra học (chiếm 68% trong tổng số người tham gia học xoá mù chữ của cả nước). Trong đó có 33.344 người theo học lớp xoá mù giai đoạn 1 (với 27.890 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 86,2%) và 21.621 người theo học lớp xoá mù giai đoạn 2 (với 16.197 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 74,9%).
Ưu tiên lựa chọn giáo viên có kinh nghiệm
Đối tượng học xoá mù chữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, do đó Trường Tiểu học Tri Lễ 4 ưu tiên lựa chọn giáo viên đứng lớp là người có kinh nghiệm, nhiệt tình tâm huyết thấu hiểu mong muốn của các học viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
“Như vậy, thầy cô mới hiểu và thể hiện hết vai trò trách nhiệm của mình”, thầy Thắng nói.
Không những vậy, nhà trường còn kết hợp giáo viên địa phương và giáo viên nơi khác đến để làm tốt công tác giảng dạy. Trong quá trình dạy còn tuyên truyền, vận động, phân tích cho học viên thấy được giá trị của việc biết đọc, viết; những thiệt thòi khi không biết đọc, biết viết.
Thầy Thắng kể lại: “Chúng tôi đưa ra các ví dụ thực tế như gia đình nuôi được gà, vịt hay có nông sản muốn đưa ra chợ bán không dám đi vì không biết tính tiền; khi ốm đau không biết tiếng Việt để mua thuốc uống, không thi được Bằng lái xe máy…. Từ những ví dụ đơn giản thế nên học viên cảm thấy thiệt thòi nên muốn đi học”.
Riêng 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đã huy động được 53.965 người ra học (chiếm 68% trong tổng số người tham gia học xoá mù chữ của cả nước). Trong đó có 33.344 người theo học lớp xoá mù giai đoạn 1 (với 27.890 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 86,2%) và 21.621 người theo học lớp xoá mù chữ giai đoạn 2 (với 16.197 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 74,9%).