Hướng nghiệp trong bối cảnh mất việc sau dịch Covid-19

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để người dân ổn định cuộc sống, Trung tâm hỗ trợ thanh niên tỉnh Kon Tum đã kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ người dân tìm việc làm phù hợp.

Chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho đoàn viên, thanh niên, học sinh năm 2022 tại huyện Đăk Hà.
Chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho đoàn viên, thanh niên, học sinh năm 2022 tại huyện Đăk Hà.

Kết nối doanh nghiệp

2 năm qua, dịch covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề của nước ta. Nhiều lao động đến các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để làm việc nhằm trang trải cuộc sống và lo cho gia đình. Thế nhưng do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên cuộc sống của người dân trở nên điêu đứng. Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân có cuộc sống ổn định sau dịch, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức nhiều chương trình, tư vấn… thiết thực, ý nghĩa.

Theo đó, sau khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát, Trung tâm hỗ trợ thanh niên tỉnh Kon Tum phối hợp Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Tiếp sức người lao động”, “Sàn giao dịch việc làm” năm 2022.

Tại Chương trình có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp và hơn 20 doanh nghiệp tuyển trực tuyến với trên 5.000 chỉ tiêu lao động ở những ngành như: lắp ráp các linh kiện, thiết bị, đóng gói lương thực, thực phẩm, may mặc, tài chính, marketing, vận tải, bảo hiểm, bất động sản…

Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cam kết chỗ ở, việc làm, đào tạo, đào tạo lại với mức lương khá cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng hứa hẹn không chỉ tạo công ăn việc làm ổn định mà còn thực hiện các chế độ, chính sách phúc lợi có nhiều điểm lợi hơn nhằm thu hút và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài.

Cũng trong chương trình này, Trung tâm hỗ trợ thanh niên Kon Tum đã trực tiếp giới thiệu 30 bạn Đoàn viên thanh niên đi làm việc tại các Doanh nghiệp. Tại Điểm cầu Kon Tum có hơn 50 Đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia “Sàn giao dịch việc làm”.

Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm nhân sự phù hợp, khôi phục sản xuất kinh doanh ngay sau Tết Nguyên đán. Đồng thời, giúp người lao động, nhất là lao động trẻ, lao động tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân, ổn định cuộc sống khi TP Hồ Chí Minh kiểm soát được dịch Covid-19.

Giới thiệu việc làm cho người dân sau dịch Covid-19

Đoàn viên, thanh niên được tư vấn hướng nghiệp.
Đoàn viên, thanh niên được tư vấn hướng nghiệp.

Ngoài những trường hợp tiếp tục gắn bó, lao động ở thành phố lớn, nhiều người dân sau thời gian dài bám trụ, vượt qua đại dịch thì lựa chọn quay trở về quê nhà để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Để đảm bảo cuộc sống cho bà con, Tỉnh đoàn Kon Tum đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2022.

Ngày việc làm với hơn 50 đơn vị doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng với hơn 3.000 vị trí việc làm trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 14 đơn vị tham gia tuyển dụng trực tiếp và có 800 người lao động tham gia ngày việc làm. Bên cạnh đó có 3 trường Cao đẳng tham gia tuyển dụng đào tạo nghề với mức tuyển dụng 2.000 chỉ tiêu cùng hơn 50 ngành nghề khác nhau từ sơ cấp đến trung cấp.

Đây là dịp nhằm hỗ trợ cho người lao động, đặc biệt là thanh niên công nhân mất việc trở về địa phương sau đại dịch Covid-19, người lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, người khuyết tật, học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ,…

Ngày việc làm đã kết nối cung - cầu lao động tạo cơ hội để người lao động, đoàn viên thanh niên tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động. Qua đó lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm trong nước hoặc đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Đồng thời hỗ trợ người lao động thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động, có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, từng bước vươn lên làm giàu.

Đặc biệt hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiếp cận trực tiếp với đoàn viên, thanh niên và người lao động. Từ đó tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của đơn vị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.