Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội

GD&TĐ - 9 giờ sáng nay (11/2), nhằm ngày 23 tháng Chạp, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu tại Thế Miếu – Đại Nội.

Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội
Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 1Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 2Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 3Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 4Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 5Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 6Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 7Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 8Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 9Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 10Huế: Tái hiện nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội ảnh 11
Trong đời sống cung đình Huế, trước ngày Tết thường làm lễ “Thướng tiêu”, tức dựng nêu để báo hiệu ngày Tết đã tới. Triều đình dựng nêu để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho chúng dân làm ăn thuận lợi.

Lễ dựng nêu có tính nghi thức tại Hoàng cung Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phục dựng từ năm 2013, trên cơ sở chất liệu cung đình, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn và không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán.

Từ cửa Hiển Nhơn, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng. Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. 

Tại Thế Miếu, hương án, lễ phẩm cùng đội đại nhạc và các bồi tự đã chờ sẵn. Nghi thức thướng nêu (dựng nêu) được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ như nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của đại nhạc. Sau phần lễ, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu.

Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 25 Tết âm lịch như là một dấu mốc cho sự ngừng nghỉ các công việc làm trong năm. Nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước Điện Thái Hoà và các miếu trong Đại Nội. Lễ dựng nêu uy nghiêm và phải là viên quan hàm “Tam phẩm” trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà vua làm chủ lễ. 


Đặc biệt cây tre dựng nêu là loại tre đực, cao, to và khoẻ. Trên ngọn nêu được treo ấn tín, bút lông, đoản kiếm... nên phải cử lính canh cho đến ngày khai hạ. Ngày nêu lên, triều đình thường cho bắn súng lệnh từ Kỳ Đài để cáo với đất trời. Tiếng súng lệnh dứt, từ khắp các huyện, phủ và triều đình để nghỉ ngơi sau một năm lao động nhọc nhằn để ăn Tết, chơi Xuân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...