Ông Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho biết: Ngay từ đầu nhiệm kỳ (năm 2016), Đảng bộ xã Hồng Thái đã xây dựng Chương trình hành động, ban hành nghị quyết đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ cá nhân tham gia phát triển kinh tế.
Đảng ủy xã Hồng Thái đã tạo điều kiện để Công ty chè Sông Lôxây dựng mô hình liên kết trồng mới 30ha cây chè đặc sản tại thôn Khuổi Phầy, hỗ trợ cải tạo 68ha chè Shan tuyết hiện có… Nhờ đó, đến nay Hồng Thái có 2 cơ sở chế biến, công suất khoảng 10 tấn chè búp tươi/năm, với hai sản phẩm trà nổi tiếng là Kia Tăng và Shan Tuyết Hồng Thái. “Hai cơ sởnày đã tạo việc làm cho trên 100 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4,3 triệu đồng/người/tháng”, ông Đặng Đức Toàn chia sẻ.
Nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của huyện, xã, HTXTân Hợp được thành lập cuối năm 2017 đã vận động người dân mở rộng diện tích trồng cây bí xanh, bí đao, bắp cải tím…theo tiêu chuẩn sạch. “Trung bình mỗi tháng, HTXbán ra thị trường 70-80 tạ rau, đem lại cho người lao động mức thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng”, ông Đặng Đức Hầu, Giám đốc HTX Tân Hợp cho hay.
Thu hoạch lê ở Hồng Thái. |
Bên cạnh việc phát triển cây chè đặc sản và cây rau sạch,Hồng Thái đã xây dựng chính sách hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng cây lê ở các thôn Khau Tràng, Nà Kiếm, Nà Mụ. Hiện cótrên 100 hộ trồng lê với diện tích 65ha, mỗi năm cho thu hoạch gần 7.000 tấn quả.Là một trong những hộ có diện tích trồng lê lớn nhất ở thôn Khau Tràng, ông Bàn Quý Tỉnh cho biết: Gia đình tôi trồng lê trên đất này đã được ngót chục năm. Điều kiện thời tiết thuận lợi nên vườn lê của gia đình rất sai quả. Ông Tỉnh nhẩm tính: Vụ lê này, gia đình ông thu hoạch khoảng trên 70 tấn quả, lãi trên 70 triệu đồng. Đây là số tiền rất lớn so với thu nhập từ trồng lúa, trồng ngô.
Với những cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa đặc sắc của người Dao, Đảng ủy xã Hồng Thái đã vận động người dân đầu tư làm du lịch cộng đồng (Hommestay). Toàn xã hiện có 5 hộlàm dịch vụ du lịch Hommestay, 6 hộ kinh doạch dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống. Mỗi năm xã đón hàng nghìn lượt du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, doanh thu từ du lịch đạt trên 3 tỷ đồng (năm 2018).
Từ một địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhờ đẩy mạnh kinh tế tư nhân, tỉ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ trên 54% (cuối năm 2015) xuống còn 34% (năm 2018). “Nhận thức của người dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa đã được nâng lên rõ rệt. Đây là những yếu tố rất quan trọng để địa phương tiếp tục khai thác những tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới”, ông Đặng Đức Toàn cho biết.