Hội thảo quan sát trẻ theo quá trình trong các cơ sở giáo dục mầm non

GD&TĐ - Ngày 17/11, bằng hình thức trực tuyến, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo tổng kết việc triển khai quan sát trẻ theo quá trình. Đây là nền tảng để can thiệp giúp nuôi dạy trẻ chất lượng.

Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Tham dự có đại diện Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố: Điện Biên, Hòa Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Bến Tre; Chuyên gia giáo dục mầm non (GDMN), Trung tâm Nghiên cứu GDMN, Viện KHGD và một số cơ sở đào tạo giáo viên mầm non (GVMN).

Chuyên gia hiến kế

Triển khai Chương trình hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng Vương quốc Bỉ (VVOB), Bộ GD&ĐT phối hợp với VVOB tổ chức Hội thảo tổng kết việc triển khai quan sát trẻ theo quá trình (QSTTQT) thí điểm tại cơ sở GDMN 6 tỉnh, thành phố. Nhằm chia sẻ, tổng kết kinh nghiệm về việc áp dụng thí điểm quan sát trẻ theo quá trình tại một số cơ sở GDMN.  

Các chuyên gia GDMN đến từ Trung tâm Nghiên cứu GDMN, Viện KHGD và một số cơ sở đào tạo GVMN tham gia thí điểm là Trường CĐSP Trung ương, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP – ĐH Huế, Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội, đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế ghi nhận được.    

Sau khi nghe trình bày tổng quan kết quả và phát hiện chính từ việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm QSTTQT, các nhóm chia ra thảo luận về kết quả, thách thức và bài học kinh nghiệm trong thí điểm QSTTQT. 

Tiếp theo đó, các cơ sở đào tạo GVMN và Viện KHGD đưa ra cách thức áp dụng QSTTQT trong cơ sở đào tạo GVMN, cơ quan nghiên cứu và khuyến nghị.

Đại diện cho Sở GD&ĐT của 6 tỉnh, TP cũng đưa ra định hướng áp dụng QSTTQT trong thời gian tới. Các ý kiến từ cơ sở nêu định hướng nhân rộng và khả năng áp dụng QSTTQT tại địa phương.

Các chuyên gia hiến kế tại Hội thảo
Các chuyên gia hiến kế tại Hội thảo

PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN, cho rằng: Chúng ta phải đưa nội dung QSTTQT vào xây dựng chuyên đề trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Để triển khai có hiệu quả cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương, xây dựng bộ tài liệu chuẩn, định hình có thể tài liệu trực tuyến hoặc in phát hành để giáo viên toàn quốc được tiếp cận thuận lợi nhất.

VVOB và Vụ GDMN cần phối hợp tổ chức tập huấn, thiết kế các kênh trực tuyến triển khai để từng GVMN dựa vào các buổi tập huấn, nội dung ghi lại được chuyển đến cơ sở GDMN xem lại, tham khảo. Như vậy tính lan tỏa rất lớn. 

Đối với các Sở, phòng GD&ĐT, những đơn vị làm điểm cần chuyển thành điểm trên địa bàn, xây dựng các cơ sở GDMN điển hình trong quá trình QSTTQT để các trường học hỏi; Làm thế nào để tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm theo cụm, nhóm - đây là trách nhiệm của các sở, phòng, cơ sở GDMN

Cần xây dựng kho dữ liệu, tài liệu QSTTQT đưa vào kho dữ liệu dùng chung để đảm bảo tính lan tỏa, để ai cũng có thể khai thác thuận lợi nhất.

Cần đánh giá triển khai thực hiện trong quá trình QSTTQT, tích hợp trong chuyên đề xây dựng Trường MN lấy trẻ làm trung tâm.       

Khuyến nghị 

Bộ GD&ĐT xây dựng chủ trương và kế hoạch triển khai nhân rộng QSTTQT theo lộ trình trong vòng 3 năm.  Sau 3 năm, hệ thống các trường sư phạm đào tạo GVMN phải được triển khai chuyên đề này. Bộ thực hiện triển khai cho đội ngũ GVMN đang đứng lớp.

Bộ GD&ĐT xây dựng và duy trì đội ngũ chuyên gia quốc gia để có thể hỗ trợ Bộ khi thực hiện các lớp tập huấn cho địa phương, cũng như hỗ trợ tư vấn kĩ thuật chuyên môn, hội thảo/sinh hoạt học thuật cho địa phương hoặc cụm các tỉnh/TP.

Bộ GD&ĐT hỗ trợ cho địa phương tài liệu QSTTQT và bổ sung tài liệu hỗ trợ dạy học, nhất là trong thời kì học bằng hình thức trực tuyến.

Căn cứ theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT các tỉnh/TP chủ động có kế hoạch và tổ chức các lớp tập huấn QSTTQT bằng hình thức trực tiếp (trực tuyến, kết hợp) do đội ngũ cốt cán của địa phương thực hiện. 

Hội thảo thu hút đông đảo cán bộ quản lý và GVMN tham gia.
Hội thảo thu hút đông đảo cán bộ quản lý và GVMN tham gia.

Sở GD&ĐT và các phòng GD, trường thực hành quan sát trẻ và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo trường/cụm trường để có thể trao đổi và cùng nhau giải quyết khó khăn; khuyến khích các trường chia sẻ kinh nghiệm thực hành vận dụng QSTTQT, nhất là sử dụng các trường đã làm thí điểm hoặc có kinh nghiệm làm tốt trao đổi.

Xây dựng đội ngũ chuyên gia cấp tỉnh/TP thật vững chuyên môn để có thể hỗ trợ cho các địa bàn khác trong tỉnh/TP. Xây dựng các lớp, trường đã làm thí điểm trở thành một ví dụ minh họa để các cơ sở GDMN khác đến tham quan học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

Các Sở GD&ĐT cung cấp tài liệu về QSTTQT kịp thời cho các đơn vị nghiên cứu trước, khuyến khích GVMN tự học, tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi chia sẻ tại các buổi sinh hoạt chuyên môn và thực hành phân tích các tình huống sư phạm từ thực tế nhà trường với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia địa phương. Đồng thời sử dụng công nghệ trong học tập, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn hoặc trao đổi chia sẻ (qua Zalo, email,  Facebook…)

Phòng GD và các trường cùng xây dựng kế hoạch áp dụng QSTTQT rộng hơn ở tất cả các lớp mẫu giáo trong địa bàn.

Cùng với sự hỗ trợ từ Sở GD&ĐT, các phòng GD và các trường khai thác tối đa những nơi đã áp dụng thí điểm QSTTQT bằng bồi dưỡng chuyên đề, thực hành quan sát tại cơ sở GDMN với sự hỗ trợ của đồng nghiệp có kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn hàng tuần hoặc 2 lần/tháng tại trường, cụm trường; dự giờ thăm lớp và hỗ trợ kĩ thuật chuyên môn… Tổ chức tham quan học tập những đơn vị đã làm thí điểm để chia sẻ.

Nắm bắt kịp thời những thuận lợi, khó khăn vướng mắc của đội ngũ GVMN và nhà trường trong quá trình thực hiện QSTTQT và hỗ trợ kịp thời.

Các trường sư phạm đào tạo GVMN cần xây dựng chuyên đề QSTTQT vào thành một môdun trong chương trình đào tạo ở trường sư phạm và sinh viên được học như một môn học có chứng chỉ bắt buộc. Đồng thời sinh viên cũng cần thực hành“QSTTQT ở trường mầm non.

Phát huy đội ngũ giảng viên các trường SP đã được tham gia đào tạo nội dung QSTTQT và tập huấn về phương pháp thực hành giảng dạy để thực hiện chuyên đề này đối với sinh viên sư phạm.

Đội ngũ chuyên gia cấp quốc gia cũng cần thường xuyên thực hành (tự học, tự nghiên cứu …) tại trường mầm non nhằm không ngừng nâng cao năng lực bản thân để có thể giảng dạy tốt chuyên đề và tham gia hỗ trợ cho Bộ GD&ĐT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.