Hội nghị Chánh văn phòng Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành phố

Hội nghị Chánh văn phòng Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành phố
PGS.TS Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội nghị...

Mặc dù  bước vào năm học, cả nước gặp nhiều khó khăn như thiên tai, bão lụt và các dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch năm học. Tuy nhiên, Hội nghị khẳng định những thành công bước đầu mà năm học 2009-2010 đã đạt được, đó là: Chính phủ đồng ý triển khai 8.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng Ký túc xá cho sinh viên với mục tiêu đến năm 2015 khoảng 60% sinh viên trên cả nước được ở trong KTX; triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới và Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (trên 15.000 tỷ đồng); phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp MN. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ…

Trong thành công chung của toàn ngành, có sự đóng góp quan trọng của những người làm công tác văn phòng của Bộ và các Sở GD&ĐT. Các đại biểu cùng nhất trí với kế hoạch trong dự thảo của Bộ về chủ đề năm học 2010 -2011 “Năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.

trao bằng khen của TTCP cho các cá nhân
Trao bằng khen của TTCP cho các cá nhân

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến để công tác văn phòng nói riêng và toàn ngành nói chung tốt hơn. Ông Ngô Minh (Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh) đặt ra những thắc mắc của đơn vị mình đối với một số thông tư hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ: Đối với những thầy cô làm công tác quản lý có nhất thiết bản thân họ phải thực hiện nghĩa vụ phải dạy 2 tiết học/tuần? Vì người làm công tác quản lý, nhất là hiệu trưởng đã phải “gánh” trên vai rất nhiều trách nhiệm! Trong đó, công tác đối nội, đối ngoài đã gần như chiếm hết thời gian của người lãnh đạo. Vậy việc phải dạy 2 tiết/tuần cho nắm vững chuyên môn để chỉ đạo cấp dưới thật sự có cần thiết!?

Bà Nguyễn Thị Thủy (đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM)  có những kiến nghị về công tác thi đua khen thưởng như: “Bộ vừa gửi công văn đến các sở GD&ĐT hướng dẫn việc tổ chức giới thiệu, tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh năm học 2009 – 2010.  Lễ tôn vinh được tổ chức vào dịp 19-5- 2010 tại các địa phương đã thật sự hợp lý về thời gian? Khi đúng vào thời điểm này học sinh THPT đang thi tốt nghiệp? Văn bản chỉ đạo xét chọn chung chung, không quy định rõ đối tượng, đặc biệt là giáo viên mầm non không nằm trong đối tượng được xét duyệt. Trong khi những thầy cô, cán bộ quản lý của ngành học này vô cùng vất vả và áp lực công việc cao. Theo văn bản hướng dẫn, có phải đây là đối tượng những thầy cô giáo đã được nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú!?  Mỗi một cấp học chỉ được xét tuyển hai thầy cô, như vậy đã thật sự hợp lý đối với những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội? Và kinh phí khen thưởng sẽ lấy ở đâu ra khi vì các sở đã có kết hoạch chi tiêu từ đầu năm học”.

Các đại biểu tham gia hội nghị
Các đại biểu tham gia hội nghị

Ông Cao Xuân Hùng (Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau) cho biết: “Khung kế hoạch cho năm học tới về cơ bản là thống nhất với Dự thảo của Bộ. Tuy nhiên, văn phòng các sở giáo dục không nắm bắt được kế hoạch tuyển sinh của các trường CĐ và ĐH, mà như vậy thì kế hoạch sắp xếp năm học tới các sở GD&ĐT các tỉnh sẽ bị động”. Ông Hùng cũng đề nghị việc xử lý thông tin, văn bản của Văn phòng Bộ cần tốt hơn. Đại diện Sở GD&ĐT Đồng Nai và Thừa Thiên Huế đề xuất thêm: Công tác khen thưởng Bộ cần lắng nghe, xem xét tình hình thực tế của các vùng, miền để đạt ra quy chế phù hợp. Các văn bản chỉ đạo của Bộ khi gửi về cơ sở nên sớm hơn thời gian quy định như hiện nay và các thông tư chỉ đạo cần xuyên suốt và có tính kế thừa.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Quang Quý ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu. Thứ trưởng cũng cho biết để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, năm học tới toàn ngành tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” của ngành. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Muốn làm được những công việc trên nhất quyết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho giáo viên và học sinh, cũng như đẩy mạnh chống bệnh thành tích trong giáo dục 

Một số điểm trong Dự thảo kế hoạch thời gian năm học 2010 -2011:

-Đối với cấp TH, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II 18 tuần).
THCS có 37 tuần thực học (HK I 19 tuần, KH II 18 tuần). Với giáo dục thường xuyên (bổ túc THCS và bổ túc THPT) có 32 tuần thực học. Nghỉ tết âm lịch 7 ngày.

-Khung áp dụng cho giáo dục MN, THPT, GDTX trong toàn quốc:
+Tựu trường sớm nhất vào ngày 01-8-2010, muộn nhất vào ngày 28-8-2010. Tổ chức khai giảng sau khi tựu trường (hoặc vào ngày toàn dân đưa trẻ đến trường).
+Kết thúc học kỳ II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) muộn nhất vào ngày 25-5-2011.
+Kết thúc năm học muộn nhất vào ngày 31-5-2011;
+Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12 THPT vào ngày 11-1-2011;
+Thi tốt nghiệp THPT năm học 2010 – 2011 vào các ngày 2,3,4 – 6 -2011.
+Thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 được tổ chức theo 3 đợt: Đợt 1 vào các ngày 3,4,5-7-2011; đợt 2 vào các ngày 8,9,10 – 7-2011; đợt 3 vào ngày 14,15,16 – 7 -2011.
+Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS xong trước ngày 15-6-2011.
+Tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho năm học 2011 -2012 hoàn thành trước ngày 31-7-2011.

Anh Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ