Học cách mẹ Nhật dạy con về ngày Tết truyền thống

Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ Nhật đã rất chú trọng việc dạy con tự lập và các bài học đạo đức, trong đó, việc học về các giá trị truyền thống qua ngày các ngày lễ, Tết luôn được mẹ Nhật dạy con một cách rất tỉ mỉ.

Học cách mẹ Nhật dạy con về ngày Tết truyền thống

Nhật Bản có rất nhiều các ngày lễ, Tết truyền thống trong đó ngày Tết truyền thống lớn nhất và quan trọng nhất trong năm là Oshougatsu diễn ra vào tháng 1 dương lịch hàng năm. Đây là dịp để các gia đình đoàn tụ, thăm hỏi, cảm ơn và chúc tụng nhau những điều tốt lành nhất.

Mẹ Nhật rất chú trọng việc dạy con các trải nghiệm truyền thống của ngày Tết, vì thế thường khuyến khích con tham gia vào các hoạt động chung cùng gia đình như làm món ăn Tết truyền thống, trong đó có món bánh dày năm mới Ozoni.

Trong truyền thuyết , một vị thần tên là Toshidon đã xuất hiện vào đúng ngày mùng 1 Tết và ban tặng cho các em bé ngoan, vâng lời cha mẹ bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn nhận được nhiều món quà của các vị thần, các gia đình Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết.

Để chuẩn bị cho món bánh dầy, mẹ Nhật thường chuẩn bị nguyên liệu kĩ lưỡng, cho con vệ sinh bàn tay thật sạch và dạy con từng bước làm bánh cũng như ý nghĩa của những chiếc bánh, đây được coi là một nghi lễ không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản dịp đầu năm mới.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Một bé trai đang tự tay giúp mẹ xoa bột những chiếc bánh cho mẹ.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Mọi thành viên trong gia đình như bà, mẹ… đều dành thời gian để dạy các bé, đặc biệt là bé gái cách làm những món bánh truyền thống ngày Tết của Nhật.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Mẹ Nhật cũng thường đưa con đến các ngôi chùa để con có thể trực tiếp thực hiện các nghi lễ truyền thống vào ngày Tết.

Lễ hội búp bê Hina Matsuri diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hàng năm còn được gọi là ngày “Tết con gái”. Trong gia đình Nhật Bản hiện đại, “Tết con gái” là dịp cho cả gia đình cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân. Hina Matsuri là ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ đến với các bé gái trong gia đình.

Để chuẩn bị cho việc trang trí nhà cửa dịp này, mẹ Nhật thường cùng con ngồi gấp các em búp bê giấy nhiều màu sắc. Thông thường, búp bê Hina thường rất đắt nên mẹ Nhật sẽ cùng con tự làm búp bê giấy mà dạy trẻ về những bài học tiết kiệm cũng như rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Các bé gái luôn được mẹ mặc cho những bộ trang phục truyền thống vào ngày Tết con gái.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Mẹ Nhật thường cùng con bày biện, trang trí nhà cửa vào dịp này như một cách để dạy con về những phong tục truyền thống. Các bé gái sẽ tự tay trang hoàng nhà cửa cho ngày Tết của mình.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Mẹ Nhật hướng dẫn con gấp những em bé búp bê bằng giấy.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Ở một số nơi, các bé gái sẽ mang những con búp bê tượng trưng làm bằng rơm đi thả ở các con sông, suối để xua đi những điều không may mắn.

Tết Kodomo-no-hi (Tết Thiếu nhi) diễn ra vào tháng 5 được người Nhật coi là ngày Tết dành cho các bé trai với hình ảnh đặc trưng là những chú cá chép được treo cao. Mẹ Nhật cũng thường tổ chức nhiều buổi vui chơi tự làm, trang trí cá chép cho các con tham gia và đặc biệt khuyến khích con tham gia vào các hoạt động vui chơi dân gian ngoài trời.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Cờ cá chép là biểu tượng của ngày Tết con trai.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Các bạn nhỏ Nhật Bản trong một đám rước vào ngày Tết con trai. Bố mẹ luôn khuyến khích các em tham gia, thể hiện bản thân trong những hoạt động cộng đồng như này.

Tết, mẹ Nhật, dạy con

Các trò chơi dân gian và hoạt động ngoài trời luôn được mẹ Nhật ưu tiên cho con tham gia.

Vào các ngày lễ, việc để con tham gia và trải nghiệm vào các hoạt động truyền thống là điều mẹ Nhật chú trọng nhất, các bé sẽ tự tay nặn những chiếc bánh hay cuốn sushi với sự hướng dẫn ân cần của mẹ hoặc được mẹ khích lệ thể hiện vai trò của mình bằng việc tham gia hóa trang, giúp đỡ người lớn những công việc vừa sức trong ngày lễ.

Chính từ những bài học đầy ắp tình yêu và sự tỉ mỉ đó mà một trẻ em Nhật Bản luôn biết giữ gìn những nét văn hóa truyền thống tuyệt vời của đất nước mình.

Theo Tri Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).