Hiệu quả giảm nghèo từ Chương trình mục tiêu quốc gia tại Gia Lai

GD&TĐ - Từ nhiều nguồn vốn của trung ương và địa phương, tỉnh Gia Lai đã tập trung ưu tiên đầu tư cho Chương trình MTQG, đem lại hiệu quả đáng ghi nhận.

Gia Lai đã tập trung ưu tiên đầu tư cho Chương trình MTQG
Gia Lai đã tập trung ưu tiên đầu tư cho Chương trình MTQG

Vươn lên thoát nghèo

Là địa phương còn nhiều khó khăn, xã Tú An (thị xã An Khê) hiện có hơn 1.300 hộ với hơn 5.500 khẩu. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, Đảng ủy, chính quyền xã đã chú trọng triển khai công tác an sinh xã hội, vận động hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo.

Anh Đinh Mên người dân ở xã Tú Anh bộc bạch: thông qua kênh Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, một số tổ chức, đơn vị đã hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng xây dựng nhà mới, tặng heo giống, hỗ trợ phân bón và hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ đó, đến cuối năm 2021, gia đình đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Cũng như gia đình anh Đinh Mên, sau 2 năm được hỗ trợ bò sinh sản, 8/10 hộ dân ở buôn Dù, xã Ia Mlah (huyện Krông Pa) đã vươn lên thoát nghèo. Anh Rah Lan Hoa chia sẻ: trước đây, không có đất sản xuất nên anh phải làm thuê, làm mướn đủ nghề. Tiền làm thuê cũng chỉ đủ chi tiêu hàng ngày.

Vì vậy, mỗi khi con cái đau ốm, anh đều phải vay mượn người thân, họ hàng. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã hỗ trợ gia đình 1 con bò giống. Hiện, con bò đã sinh được 2 con bê. Vợ chồng anh Đinh Mên cũng dành dụm, tích góp mua thêm được 3 con bò và không còn nghèo nữa.

Bà Nay Thút, người dân ở xã Uar (huyện Krông Pa) cũng không giấu nổi niềm vui khi vừa được hỗ trợ 1 con bò sinh sản để phát triển kinh tế. Nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, bà Nay Thút cho biết sẽ cố gắng chăm sóc, khi bò sinh sản sẽ để lại gây đàn. Đây là động lực để gia đình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Còn anh Ksor Rốt, người dân xã Uar chia sẻ: Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân, gia đình vay được 30 triệu đồng mua bò, mua thêm rẫy để làm. Hiện, mỗi năm gia đình thu nhập được hơn 100 triệu đồng từ chăn nuôi và làm khoai mỳ. Cuộc sống đã ổn định, không còn đói nghèo nữa.

Chia sẻ về việc tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, chị Tạ Thị Vui ở thôn Thanh Bình, xã Uar bày tỏ: hiện, gia đình có 2ha khoai mỳ và nuôi dê, nuôi gà. Thời gian rảnh, vợ chồng tôi lại đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Tôi làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo để nhường lại suất hỗ trợ cho những gia đình khó khăn hơn.

Ông Ksor Trym, người dân buôn Tơ Kế, xã Ia Tul (huyện Ia Pa) nói: Người dân chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ nhiều chương trình như vay vốn ưu đãi để mua phân bón chăm sóc cây trồng, hỗ trợ giống để phát triển sản xuất… mong rằng trong thời gian tới sẽ được nhà nước tiếp tục hỗ trợ nữa để làm ăn sản xuất ngày được tốt hơn.

Ông Huỳnh Vĩnh Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Pa, Gia Lai cho biết: Từ các nguồn kinh phí của trung ương và địa phương, thời gian qua, huyện Ia Pa đã tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo.

Địa phương đã tạo điều kiện cho nông dân vay vốn sản xuất, hỗ trợ cung cấp giống cây trồng vật nuôi, xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, phục vụ người dân phát triển sản xuất, nhờ đó đã đem lại hiệu quả trong chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm dần qua từng năm.

Đồng bào DTTS Gia Lai vươn lên thoát nghèo

Đồng bào DTTS Gia Lai vươn lên thoát nghèo

Giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hằng năm bình quân trên 3%

Tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 46,23% dân số toàn tỉnh. Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTSMN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (từ năm 2021 đến năm 2025), tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS hằng năm bình quân trên 3% (áp dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025).

Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; hoàn thành cơ bản 100% công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 95% số hộ di cư không theo quy hoạch; giải quyết cơ bản 100% tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.

Về hạ tầng, phấn đấu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 100% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp.

Phấn đấu 95% người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe phát thanh. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học THCS trên 95%, học THPT trên 60%, người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cho biết, hiện nay một số Bộ, ngành Trung ương đã có Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTSMN. Một số Dự án, Tiểu dự án chưa có hướng dẫn, do đó việc xây dựng kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số nội dung, Tiểu dự án chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện.

Đồng thời, tỉnh Gia Lai đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế trực tiếp cho hộ nghèo các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh; tăng định mức hỗ trợ đất sản xuất bằng 44 triệu đồng/hộ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.