Hãy cẩn thận với những tác dụng phụ của cà rốt

Với những tác dụng quý đối với sức khỏe cùng nguồn vitamin vô cùng dồi dào, cà rốt được nhiều người ưu ái đặt cho danh hiệu “nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng liều lượng, cà rốt cũng có thể gây hại như bất cứ thực phẩm nào khác.

Hãy cẩn thận với những tác dụng phụ của cà rốt
Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Những tác hại của cà rốt bạn cần biết:

Cà rốt có thể gây ngộ độc

Hợp chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri có trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine, một chất có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Nếu ăn cà rốt quá nhiều, cơ thể không xử lý kịp lượng methemolobine sản sinh ra, sẽ gây ngộ độc, thậm chí có thể tử vong nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.

Ăn nhiều cà rốt sẽ bị vàng da

Carotene - hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt sẽ khiến da chuyển thành màu vàng nếu bạn ăn quá nhiều.

Vào năm 1974, một người đàn ông người Anh đã tử vong vì gan bị nhiễm độc nặng do uống quá nhiều sinh tố cà rốt trong hơn 10 ngày liên tiếp.

Cà rốt có thể gây táo bón

Chất xơ của cà rốt là ở dạng không hòa tan, chính vì thế nếu ăn quá nhiều cà rốt mà không uống đủ nước, bạn có thể sẽ bị tắc ruột và táo bón.

Cà rốt gây rối loạn kinh nguyệt

Đối với phụ nữ, nếu dùng hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ ngày một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt thậm chí là vô kinh một thời gian.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể bị ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng do tác dụng của quá nhiều carotenoid. Do đó, một tuần bạn chỉ nên ăn 2-3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của cà rốt.
Theo Tiền phong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.