Hậu Covid-19: Tương lai của mô hình nhóm học tập

GD&TĐ - Dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện lĩnh vực giáo dục. Tại Mỹ, các mô hình học tại nhà, học theo nhóm nở rộ và trở thành lĩnh vực kinh doanh tiềm năng.

Một nhóm học tập thường được tổ chức tại nhà riêng của học sinh.
Một nhóm học tập thường được tổ chức tại nhà riêng của học sinh.

Khi các trường mở cửa lại, tương lai của các mô hình học tập trong đại dịch được đem ra thảo luận.

Hợp tác trên mô hình học theo nhóm

Băn khoăn về hiệu quả của mô hình dạy trực tuyến, từ năm 2020, chị Allison Fried, sống tại bang Virginia, đã tổ chức lớp học ở tầng hầm trong chính ngôi nhà của mình.

Chị Allison cho biết: Tôi có 3 người con 5, 6 tuổi còn chưa thạo cách sử dụng máy tính nên việc học trực tuyến gần như là bất khả thi. Vì vậy, tôi đã thuyết phục 5 phụ huynh khác tự tổ chức một nhóm học tập trong đại dịch. Chúng tôi thuê một giáo viên và mở lớp ngay tại nhà.

Hàng tháng, các gia đình trả khoảng 1.000 USD để trả lương cho giáo viên, thuê nhân viên dọn dẹp và khử khuẩn phòng học. Theo chị Allison, chi phí này chỉ bằng 50% so với học phí của con cái ở các trường tư thục. Đánh giá mô hình học này là hiệu quả, bà mẹ quan sát thấy các con đã tiến bộ tốt hơn trong học tập, hình thành các kỹ năng tương tác, giao tiếp xã hội.

Giống như chị Allison, nhiều gia đình tại Mỹ đang áp dụng mô hình nhóm học tập (learning pods) hoặc “nhóm học tập trong đại dịch” (pandemic pods). Đó là các nhóm học sinh, có quy mô nhỏ, thuê giáo viên dạy trực tiếp tại nhà riêng để hạn chế việc học trực tuyến và nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Harvard, ước tính khoảng 6%, tương đương 3 triệu học sinh phổ thông tại Mỹ đang theo học mô hình nhóm học tập. Trước khi mô hình này phát triển, học tại nhà là phương pháp được nhiều phụ huynh Mỹ áp dụng. Trẻ em sẽ không theo học tại trường mà học theo chương trình riêng tại nhà, có thể do cha mẹ hoặc gia sư riêng tổ chức.

Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế. Đơn cử, trẻ em sẽ giảm tương tác với bạn bè đồng trang lứa, bị tách biệt khỏi xã hội nếu chỉ học tập tại nhà. Dù phụ huynh đã tìm nhiều cách để con làm quen với bạn bè trong khu vực hoặc bạn bè trực tuyến, nhu cầu tương tác vẫn bị hạn chế.

Trong khi đó, mô hình nhóm học tập có thể giải quyết bài toán này, đồng thời bảo đảm chất lượng và hiệu quả học tập. Với quy mô học sinh nhỏ, giáo viên có thể quan tâm sát sao từng em. Học sinh cũng có thể học theo tốc độ khác nhau.

Việc phòng chống dịch Covid-19 cũng được các nhóm học tập đặc biệt quan tâm. Với nhóm học tập của chị Allison, phụ huynh có trách nhiệm kiểm soát việc đi lại, nguy cơ lây nhiễm dịch của con cái. Còn giáo viên phải cam kết theo các quy định phòng chống dịch. Ngoài ra, các gia đình sẽ dành một khoản phí để phun khử khuẩn địa điểm chọn làm phòng học, mua nước sát khuẩn, khẩu trang cho học sinh, giáo viên.

Sở dĩ mô hình nhóm học tập ngày càng phát triển tại Mỹ do khái niệm về trường học đang giảm dần. Khi dịch Covid-19 khiến trường học tạm đóng cửa, các cơ sở giáo dục xoay xở tìm phương pháp dạy trực tuyến hiệu quả. Học sinh đã quen học từ xa.

Học trực tuyến cũng cho thấy giáo dục hiện nay không bị bó hẹp trong bốn bức tường hay bảng đen, phấn trắng. Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh. Đó cũng là lý do ngày càng nhiều mô hình học tập mới nở rộ. Trong đó, mô hình học tập nhóm đang trên đà trở thành lĩnh vực kinh doanh giáo dục tại Mỹ.

Phụ huynh thuê gia sư riêng để học sinh học tại nhà.
Phụ huynh thuê gia sư riêng để học sinh học tại nhà.

Tương lai của mô hình học nhóm

Chị Pamela Petty là giáo viên dạy học theo nhóm. Trong thời gian đầu của đại dịch, các cháu của Petty hầu như không đi học, học online thiếu tập trung nên Petty quyết định sẽ bổ túc cho các cháu. Tuy nhiên, do thời gian eo hẹp, cô không thể dạy riêng từng em.

Vì vậy, Petty đã tập hợp một nhóm học sinh ở Carthage, bang Tennessee, nơi cô sinh sống, và thuê thêm một vài đồng nghiệp để dạy học theo các nhóm nhỏ. Cô soạn giáo án, bài tập riêng cho từng học sinh và dạy theo tốc độ học của từng cá nhân. Petty đã tạo dựng một thương hiệu gia sư riêng, gọi là “Ngôi trường Grandmommy”.

Không chỉ dạy chương trình phổ thông, Petty lồng ghép những bài học về văn hóa địa phương, thông tin phòng chống dịch Covid-19 hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh nâng cao kỹ năng mềm. “Ngôi trường Grandmommy” hoạt động như một trường học thực thụ với quy mô học sinh rất nhỏ.

Khi mô hình nhóm học tập có tiềm năng phát triển, các trường học tại Mỹ đang dần mở cửa trở lại. Học sinh được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và cơ sở giáo dục đã học cách đối phó với đại dịch. Điều này đặt ra câu hỏi cho tương lai của mô hình.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá mô hình nhóm học tập vẫn có thể phát triển trong thời gian tới. Doanh nhân Amar Kumar đã thành lập công ty khởi nghiệp KaiPod Learning vào năm 2022, là cầu nối cho những gia đình quan tâm đến mô hình học này.

Ông Kumar cho biết: Ở thời điểm ban đầu, phụ huynh phải tự tìm kiếm, kết nối với nhau và phải tự thuê giáo viên. Chúng tôi cho rằng, nhu cầu học tập này sẽ tiếp tục nở rộ trong tương lai, do đó, chúng tôi muốn giúp cha mẹ tham gia nhóm, xây dựng nhóm học tập cho con cái học.

Đến nay, KaiPod Learning đã huy động được 1,5 triệu USD tài trợ. 1/3 học sinh tại trung tâm đã nghỉ học tại trường để theo đuổi việc học tại nhà.

“Cha mẹ hiện nay muốn giám sát con cái chặt chẽ hơn, muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về giáo dục con cái. Nhưng họ cũng muốn con cái được ở bên vui chơi cùng những đứa trẻ khác. Học tập theo nhóm sẽ thỏa mãn các tiêu chí mà phụ huynh đặt ra”, ông Kumar bày tỏ.

Theo MarketPlace

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.