B-2 Spirit ném bom vào Houthi chính là diễn tập đe dọa tấn công Iran?

GD&TĐ - Việc sử dụng khả năng chống boong ke như cách Mỹ vừa thực hiện trong chiến tranh hiện đại thực tế đến mức nào?

B-2 Spirit ném bom vào Houthi chính là diễn tập đe dọa tấn công Iran?

Vào đêm ngày 17 tháng 10 năm 2024, Hoa Kỳ đã phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào các cơ sở của nhóm vũ trang Ansar Allah (Houthi) ở Yemen, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tàu thuyền dân sự ở Biển Đỏ.

Được biết Không quân Mỹ thậm chí còn sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit ném bom chống boong ke để tấn công các cơ sở dưới lòng đất, nhằm phá hủy các kho dự trữ chiến lược của đối phương.

Trong bối cảnh đó, Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố rằng hành động quân sự nói trên "nhằm thể hiện khả năng bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Mỹ".

Theo cổng thông tin The War Zone (TWZ), việc sử dụng B-2 Spirit là điều rất bất thường, bởi vì lần gần đây nhất máy bay ném bom loại này được sử dụng trong hoạt động chiến đấu là từ năm 2017, khi chống lại các chiến binh IS ở Syria.

Sau đó các nhà phân tích đặt ra hai câu hỏi quan trọng, đầu tiên là loại vũ khí chống boong ke nào đã được sử dụng với oanh tạc cơ B-2 Spirit trong phi vụ này.

Từ dữ liệu cơ bản, B-2 Spirit có thể mang loại bom chống boong ke mạnh nhất trên thế giới GBU-57 Massive Ordnance Penetrator (MOP) có khối lượng 13,6 tấn, mang theo đầu đạn nặng 2,7 tấn.

Cần lưu ý ở đây là một chiếc B-2 Spirit có thể mang tải trọng chiến đấu tối đa 18 tấn nên về mặt lý thuyết, chỉ có thể mang được một quả GBU-57 MOP duy nhất.

Cũng có thể giả định rằng trong nhiệm vụ này, B-2 đã mang theo những loại bom chống boong ke nhẹ hơn, chẳng hạn như BLU 109 với bộ dẫn đường JDAM, hoặc GBU 28, cho dù sức công phá của chúng kém hơn nhiều so với MOP.

3156710ed33c5ad4-33.jpg
Khả năng xuyên thấu của bom chống hầm ngầm đang phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra đó là liệu Không lực Hoa Kỳ có thể phá hủy một cách hiệu quả các cơ sở dưới lòng đất của lực lượng Houthi ở Yemen hay không, khi họ có một hệ thống hầm ngầm rất vững chắc "theo kiểu Iran".

Câu hỏi cuối cùng và không kém phần quan trọng là có thể sử dụng cặp đôi "máy bay ném bom chiến lược và bom chống boong ke" trong hoạt động tác chiến hiện đại ở mức độ nào.

Xét cho cùng, lực lượng Houthi ở Yemen không có hệ thống phòng không đủ mạnh, nên việc sử dụng B-2 Spirit tỏ ra khá an toàn.

Nhưng việc phô trương lực lượng như vậy có hiệu quả hay không nếu Mỹ thấy cần thiết phải tấn công Iran lại là chuyện khác, khi Tehran có sẵn trong tay, đặc biệt là 3 tiểu đoàn S-200 của Liên Xô, 4 tiểu đoàn S-300 và đang tìm cách nhận S-400 mới nhất từ Liên bang Nga.

Trước khi tiến hành sử dụng vũ khí chống boong ke, Mỹ sẽ phải tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm trấn áp lực lượng phòng không của đối phương, khi đó những đợt ném bom mới phát huy tác dụng.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ thử nghiệm bom chống boong ke GBU-57 MOP.
Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.