Giao biên chế công chức phòng GD&ĐT bảo đảm số lượng, phù hợp thực tiễn

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Chính phủ ban hành quy định giao thêm số lượng biên chế công chức quản lý Nhà nước, hoặc giao bổ sung biên chế viên chức công tác tại phòng GD&ĐT ở khu vực miền núi để các phòng GD&ĐT có đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo vị trí việc làm.

Vì hiện nay, các phòng GD&ĐT chỉ được giao từ 6 - 8 biên chế quản lý Nhà nước. Trong khi đó, hầu hết các huyện miền núi có diện tích rộng, địa hình phức tạp, giao thông từ huyện đến các trường, điểm trường xa và còn nhiều khó khăn; số lượng đầu mối trường học trực thuộc phòng GD&ĐT quản lý nhiều, khối lượng và tính chất công việc quản lý Nhà nước tại phòng GD&ĐT lớn nên cần thêm biên chế để đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện, việc giao biên chế công chức của các địa phương được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP  ngày 1/6/2020 về vị trí việc làm và biên chế công chức; Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục.

Theo đó, các địa phương quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc địa phương (trong đó có phòng GD&ĐT) trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.

Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn có ý kiến với Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh giao số lượng biên chế công chức phòng GD&ĐT bảo đảm số lượng người làm việc và phù hợp với điều kiện thực tiễn của vùng miền, nhằm thực hiện tốt chức năng giúp UBND huyện về phát triển giáo dục trên địa bàn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.