Giúp học sinh định hướng ngành học cho tương lai

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Học Đại học hay học nghề, du học hay học trong nước... là nội dung được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm trong hội thảo hướng nghiệp sớm từ THPT.

Tiến sĩ Marisha McAuliffe và Thạc sĩ Phạm Cúc Hà chia sẻ tại hội thảo.
Tiến sĩ Marisha McAuliffe và Thạc sĩ Phạm Cúc Hà chia sẻ tại hội thảo.

Hội thảo Hướng nghiệp sớm từ THPT được tổ chức tại Hà Nội chiều 15/6, với mục đích định hướng nghề nghiệp, gợi ý các yếu tố cần thiết để chọn ngành nghề phù hợp với năng lực học sinh từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục.

Tham gia có TS Marisha McAuliffe - Giám đốc Hợp tác quốc tế và Quản lý chất lượng, Trường Đại học Thương Mại, Thạc sĩ Tâm lý giáo dục Phạm Thùy Chi - chuyên gia hướng nghiệp và Thạc sĩ giáo dục Úc và bà Phạm Thị Cúc Hà - thành viên Hội đồng trường Hanoi Adelaide School.

Tại sao cần định hướng sớm ngành nghề?

Trong hội thảo, hàng loạt câu hỏi được phụ huynh có con sắp vào lớp 10 đặt ra với chuyên gia. Đó là chúng ta sẽ làm gì cho tương lai, học Đại học hay học nghề, du học hay học trong nước, hướng nghiệp từ sớm phù hợp với sở thích, định hướng và tài chính của gia đình ra sao....

Hiện nay, thay vì chỉ trường chuyên lớp chọn, học sinh THPT ở Việt Nam có cơ hội học các chương trình Đại học chất lượng ở Việt Nam cũng như quốc tế.

Ngoài các trường tuyển thẳng các bằng THPT quốc tế hay bằng THPT Việt Nam với điểm IELTS, các chương trình liên kết với các trường Đại học quốc tế Anh, Úc, Mỹ, Canada đều “nở rộ” ở Việt Nam.

Dù format của các chương trình khác nhau, nhưng học sinh đều có nhiều ngành để học, có thể lựa chọn việc học ở trong nước hay đi 1-2 năm ở nước ngoài với nhiều kiến thức mới và cách tiếp cận tiên tiến từ quốc tế.

Vì vậy, điều mà cha mẹ và học sinh cần quan tâm là việc xác định đúng hướng về ngành nghề và môi trường ngay từ lớp 10. Từ đó con có một nền tảng chắc chắn để sẵn sàng bước vào tương lai.

Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục Phạm Thuỳ Chi.

Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục Phạm Thuỳ Chi.

Thạc sĩ Tâm lý giáo dục Phạm Thuỳ Chi - Nhà sản xuất các chương trình giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) - chia sẻ: “Việc các bạn học sinh chủ động tìm hiểu nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội khám phá bản thân từ bậc học THPT sẽ giúp các bạn và gia đình sớm định hình được lộ trình học tập.

Không cần phải chờ đến khi vào lớp 10 mới bắt đầu, khi biết rõ lĩnh vực nghề nghiệp mình hứng thú, học sinh sẽ có động lực và mục tiêu rõ ràng trong học tập và phát triển bản thân ngay từ THPT”.

Học sinh làm gì để chuẩn bị cho Đại học?

Vậy học sinh THPT cần làm gì để chuẩn bị cho bậc Đại học và ngành nghề tương lai? Theo TS Marisha McAuliffe - Giám đốc Kết nối toàn cầu và đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Thương Mại, giáo dục Đại học không còn là có một tấm bằng hay là tiêu chí cân đong đo đếm của học sinh ở bậc THPT trước khi thi tốt nghiệp.

TS. Marisha McAuliffe lấy minh chứng tại các trường đại học nước ngoài đặc biệt chú trọng vào bản chất con người ở mỗi học sinh (khoảng 90%) chứ không chỉ tập trung vào điểm số khi các em nộp đơn vào trường hoặc xin học bổng. Khi tuyển sinh, các nhà trường mong muốn “chất” của từng ứng viên được ứng dụng vào ngành học.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

“Các trường đại học trên thế giới không còn tập trung vào “trí thông minh học vấn”, mà xây dựng sinh viên trở thành những con người thông minh hơn về cảm xúc, để khi tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm tốt trong chuyên ngành đã học”, TS. Marisha McAuliffe bày tỏ.

Vị TS này cũng đưa ra lời khuyên học sinh THPT cần dành thời gian để khám phá bản thân, nhận diện điểm mạnh, sở thích và tiềm năng của mình. Đây là nền tảng để lựa chọn ngành nghề phù hợp, phát huy tối đa năng lực và đạt được thành công trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Cùng chung tay, góp sức…

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT huy động gần 8.000 cán bộ, giảng viên cơ hữu thuộc các cơ sở GD đại học tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT năm 2024.