Giữa Thủ đô, cả thầy và trò đều “mê” môn Sử

Mặc dù thông tin rất ít bạn học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử, nhưng ở những lớp chuyên Sử, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) các bạn học sinh vẫy say mê với học môn Lịch sử…

Giữa Thủ đô, cả thầy và trò đều “mê” môn Sử

Đến với lớp chuyên sử 10, 11, 12 trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), chúng tôi vẫn bắt gặp các em học sinh, thầy cô giáo say mê dạy và học môn Lịch sử. Ngoài học các môn khác theo chương trình, các em vẫn có 1 tuần 3 buổi để chuyên học Lịch sử.

Mỗi lớp học chuyên sử chỉ khoảng trên 30 học sinh, khi vào buổi học, ngoài chương trình theo sách giáo khoa, thầy cô giáo ở đây còn tăng cường dạy cho các em lịch sử các nước trên thế giới, các sự kiện lớn, bài học và ý nghĩa…

Không chỉ giảng giải cho các em hiểu được ý nghĩa, bài học lịch sử, trách nhiệm của các em hiện nay… trong lớp học cô giáo đưa ra các câu hỏi gợi mở để các em học sinh tự chủ, tự tìm tòi câu trả lời.

Cô giáo Lê Thị Thu Hương chia sẻ: “Cả thầy và trò đều mê môn Lịch sử gặp nhau ở đây, thầy say mê giảng giải, trò say mê lắng nghe. Ngoài ra, những thầy cô giáo chúng tôi còn tạo cho các em tính tự chủ khám phá bằng cách ra các câu hỏi, đặt vấn đề để các em tự thảo luận, rút ra bài học lịch sử… từ đó các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn…”

Không những vậy, thầy cô giáo lớp chuyên sử ở trường Chu Văn An thường xuyên tổ chức cho học sinh đi tham quan các khu di tích lịch sử, đền chùa gắn với những nhân vật nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong lịch sử như Khu di tích Pắc Bó (Cao Bằng), Đền Hùng, Điện Biên Phủ… các địa danh nơi diễn ra các chiến dịch…  để các em cảm nhận, học bài ngay trong thực tế, đồng thời có ý nghĩa giáo dục truyền thống của dân tộc cho các em học sinh.

Bên cạnh tham quan các di tích lịch sử, thầy cô giáo đặt ra các câu hỏi để các em tự tìm tòi, khám phá, trả lời. Qua những bài học thực tế, các em thấy được trách nhiệm học sử, trách nhiệm của thế hệ sau.

Em Lê Hoàng Việt, học sinh chuyên sử 10, trường Chu Văn An cho biết: “Em rất thích học môn Lịch sử vì từ nhỏ em đã được bố mẹ, ông bà đã kể lại những câu chuyện, nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử và qua chuyện tranh về những sự kiện lịch sử, giờ lên cấp 3 em đam mê môn này từ lúc nào không biết”.

Theo Việt, qua phương pháp truyền thụ của thầy cô mà học sinh dễ nhớ, dễ hiểu hơn… cùng với những chuyến đi học thực tế qua những địa danh lịch sử, bài học trở lên sinh động, học sinh càng thấy tự hào, và yêu truyền thống lịch sử đất nước nhiều hơn.

“Môn lịch sử đã ăn vào “máu” của em, và em coi việc học lịch sử là tình yêu cuộc sống. Môn lịch sử sẽ giúp em trở thành một luật sư tương lai sau này…” Việt chia sẻ.

Bạn Phạm Diễm Thủy Tiên, lớp chuyên sử 10 cho biết: “Em đến với môn sử vì Lịch sử để lại nhiều bài học hay trong cuộc sống, nhân cách sống, quan niệm sống qua hình ảnh những người nổi tiếng như Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Hay rút ra được nhiều ý nghĩa bài học lịch sử, truyền thống cách mạng qua những sự kiện, những chiến dịch chống Pháp, Mỹ…”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.