Giữ gìn dân ca tộc người Mông cho thế hệ trẻ vùng cao

GD&TĐ - Cô giáo Trần Huyền Trang - Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật & Du lịch Yên Bái đã nghiên cứu một số phương hướng đưa dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái - Lào Cai vào giảng dạy trong trường.

Theo cô Trang, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống.
Theo cô Trang, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống.

Nâng cao nhận thức cho người học

Cô giáo Trần Huyền Trang cho biết, trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Mông là một trong những tộc người vẫn giữ được gần như nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống. Trong dòng chảy của cuộc sống, sự tiếp biến văn hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người Mông vẫn giữ gìn và bảo tồn tốt phong tục tập quán tôn giáo, tín ngưỡng, tiếng nói và văn hóa nghệ thuật.

Một trong những nguyên nhân lý giải cho điều này là do cá tính tộc người và sự tự tôn dân tộc rất cao. Điều này đã giúp họ luôn gìn giữ được gần như nguyên bản những nét văn hóa cổ truyền.

Theo cô Trang, dân tộc Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông và cư trú ở hầu hết khu vực miền núi phía Bắc trên những vùng núi có độ cao từ 1.000m trở lên. Người Mông phân chia thành bốn nhóm: Mông hoa, Mông đen, Mông xanh, Mông trắng. Tuy có bốn nhóm Mông khác nhau nhưng về ngôn ngữ và văn hóa cơ bản giống nhau. Sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ.

Vì điều kiện Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật & Du lịch Yên Bái chưa thể có đưa môn học dân ca tộc Mông và giảng dạy. Giảng viên cũng chưa có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận tại các xã huyện vùng cao. Hơn nữa, đa số học sinh, sinh viên chưa đầu tư và thực sự yêu thích các môn học về dân ca các dân tộc thiểu số. Đa số người học cũng chưa có ý thức tìm tài liệu, tham khảo thông tin học tập.

Cô Trang cho rằng, giảng viên phải biết cách tác động vào nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập của học sinh, sinh viên. Từ đó thiết kế mục tiêu dạy học theo hướng mở, giúp sinh viên hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của môn học đến chuyên ngành và cuộc sống.

Giảng viên phải giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động tự học của sinh viên, khích lệ sinh viên trong tự học. Trong đó, giảng viên cần chú trọng yếu tố “giảng viên vui vẻ, cởi mở, hòa đồng, gần gũi với sinh viên”. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động học tập của người học. Chính sự quan tâm chia sẻ, cởi mở hòa đồng sẽ làm thay đổi hành vi của sinh viên giúp cho họ phát huy năng lực sáng tạo trong học tập.

Trước khi giảng dạy môn dân ca tộc người Mông, giảng viên cần dành một số thời gian nhất định (có thể là 1 tiết, 1 giờ học…) để nâng cao nhận thức và ý thức đối của sinh viên đối với môn học.

Người học phải hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với ngành nghề và bản thân. Đồng thời, thường xuyên tham gia các câu lạc bộ học thuật cũng như hội thảo về sáng tác các ca khúc vùng dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc Mông. Từ đó, tích cực chủ động trong học tập và quan tâm trao đổi những vướng mắc đối với giảng viên.

Vì vậy, giảng viên khi giảng dạy cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm tác động đến tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy học, mang đến chất lượng học tập cho các em.

Đưa môn dân ca tộc người Mông vào giảng dạy

Một số phương hướng nhằm đưa môn dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái - Lào Cai vào giảng dạy đã được cô Trang nghiên cứu, sưu tầm.
Một số phương hướng nhằm đưa môn dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái - Lào Cai vào giảng dạy đã được cô Trang nghiên cứu, sưu tầm. 

Cô Trang cho rằng: “Đối với bộ môn mới này cần lập kế hoạch giảng dạy cụ thể cho môn học. Nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức cho giảng viên nghe các báo cáo thực tế. Đồng thời mời các chuyên gia ở các ngành nghề đào tạo trong trường đến trao đổi những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân ca dân tộc.

Từ đó, giảng viên có thể đem lại hiệu quả cao cho hoạt động giảng dạy. Nhà trường cũng cần tạo điều kiện tổ chức cho giảng viên có thể có một đến hai đợt đi khảo sát thực tiễn để tăng thêm vốn thực tiễn cho giảng viên”.

Một số phương hướng nhằm đưa môn dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái - Lào Cai vào giảng dạy tại Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật & Du lịch Yên Bái đã được cô Trang nghiên cứu, sưu tầm.

Cô Trang cho biết, hiện tại tỷ lệ học sinh, sinh viên là dân tộc thiểu số và đặc biệt là tộc người Mông rất lớn. Vì vậy, việc nên đưa môn học này vào chương trình giảng dạy tại trường là điều hết sức cần thiết mang tính tích cực. Điều này để các em được nghiên cứu và tìm tòi chính bản sắc quê hương mình. Từ đó các em sẽ biết yêu thương con người, yêu thương gia đình và yêu thương đồng bào các dân tộc trên đất nước ta.

Để có thể phát huy tính tích cực và đưa ra những phương hướng hiệu quả  nhất  trong  học tập môn dân ca tộc người Mông ở vùng Yên Bái - Lào Cai của học sinh, sinh viên cần có những người giáo viên có tâm huyết.

“Thầy cô phải dành rất nhiều thời gian và công sức để nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp về cơ chế khen thưởng và gắn kết trách nhiệm đúng đắn. Việc dạy học cũng cần hướng vào phát triển cá nhân sao cho cá nhân đó thấy hứng thú học tập vì biết rằng mình có thể áp dụng những nhận thức thu được ở trường học vào suốt cả cuộc đời của họ” – cô Trang nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.