Giới thiệu đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 10 có đáp án năm 2023

GD&TĐ - Báo Giáo dục và Thời đại giới thiệu đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Văn khối lớp 10 của trường THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Giới thiệu đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 10. Ảnh minh hoạ.
Giới thiệu đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 10. Ảnh minh hoạ.

Đề kiểm tra cụ thể như sau:

I.Đọc hiểu:

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi

Gương báu khuyên răn số 22 (Bảo kính cảnh giới 22)

Của thết (1) người là của còn,

Khó khăn phải đạo (2) cháo càng ngon.

Thấy ăn chạy đến thì no dạ,

Trợ (3) đánh bênh nhau ắt phải đòn.

Chớ lấy hại người làm ích kỷ,

Hãy năng (4) tích đức để cho con.

Tay ai thì lại làm nuôi miệng,

Làm biếng ngồi ăn lở núi non.

(Nguyễn Trãi, trích Quốc âm thi tập)

Chú thích: (1) thết : cho, giúp, thết đãi người; (2) đạo: lấy, dùng (ví dụ: đạo văn, đạo chích, đạo cháo); (3) trợ: giúp, hộ; (4) năng: thường xuyên.

Câu 1: Bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 của Nguyễn Trãi viết bằng

A. Chữ Hán

B. Chữ Hán và chữ Nôm

C. Chữ Nôm

D. Chữ quốc ngữ

Câu 2: Văn bản Gương báu khuyên răn số 22 thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn chen lục ngôn

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn Thất ngôn

D. Thất ngôn bát cú

Câu 3: Nghĩa của từ (tích đức) trong câu thơ “Hãy năng tích đức để cho con” hiểu là?

A. Tích lũy của cải, tiền bạc

B. Tích lũy việc học tập, rèn luyện

C. Tích lũy khôn ngoan

D. Tích lũy việc tử tế, yêu thương

Câu 4: Bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 của Nguyễn Trãi thể hiện sự sáng tạo về

A. Số chữ trong bài thơ

B. Số câu trong bài thơ

C. Số chữ trong dòng thơ

D. Hiệp vần trong câu thơ

Câu 5: Anh chị hiểu câu thơ “Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn như thế nào? Viết đoạn 5-7 dòng ý hiểu của mình. (1 điểm)

Câu 6: Câu thơ “Làm biếng ngồi ăn lở núi non.”

Xác định phép tu từ trong câu thơ? Ý nghĩa của tu từ đó? (1 điểm)

Câu 7: Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu thơ luận

Chớ lấy hại người làm ích kỷ,

Hãy năng tích đức để cho con. (1 điểm)

Câu 8: Nhà thơ muốn khuyên răn chúng ta những điều gì qua bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 (viết từ 5-7 dòng) (1 điểm)

II. Viết bài tự luận (4 điểm)

Câu 9: Từ ý nghĩa của bài thơ phần đọc hiểu, anh chị viết bài luận khoảng 500 chữ trình bày suy nghĩ về quan niệm sống tử tế của thanh niên, học sinh hiện nay.

Học sinh không được sử dụng tài liệu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

(gồm 2 trang)

I.Đọc hiểu

Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

C

A

D

C

Câu 5: Câu thơ Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn: nói đên việc xử sự trong cuộc sống. Người nào bênh, giúp, tham gia việc đánh nhau bằng bất cứ hình thức nào, phương thức nào, vũ khí nào cũng phải chịu đòn (trừng phạt) của người khác. Có thể chịu trực tiếp hoặc gián tiếp. Bí điều tra, bị rắc rối, bị thương tích hoặc thiết hại về vật chất.. Mỗi ý 0,5 điểm

Câu 6: Phép tu từ ngồi ăn lở núi non (phép nói quá). Làm gì lười biếng, không chịu làm gì thì ăn hết cả núi gạo núi tiền, ăn bao nhiêu cũng hết. (miệng ăn núi lở-thành ngữ). Mỗi ý 0,5 điểm

Câu 7: Câu thơ 1: Đừng nên lấy việc hại người làm lợi cho mình, hoặc làm gì cũng không được lợi mình hại người.;

Câu thơ 2: Hãy năng, (thường xuyên) làm việc tốt/ đúng, tích lũy việc đạo đức, việc thiện, làm điều tử tế yêu thương, nhân ái, giúp đỡ để lại phúc lộc, an lành cho con cháu về sau. Mỗi ý 0,5 điểm

Câu 8: Nhà thơ muốn khuyên răn chúng ta nên suy nghĩ và sống đúng, sống đẹp đời phải đạo, sống tử tế làm điều tốt, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người nhiều nhất có thể. Từ bỏ cách sống ích kỉ, hẹp hòi, tránh xa chuyện sai trái, siêng năng học tập, làm ăn chân chính, sông nhân ái, bao dung, vị tha.. Mỗi ý 0,5 điểm

II.Tự luận

II

Câu

Tự luận

4,0

9

a. Đảm bảo cấu trúc bài viết: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: là sống và làm đúng luật pháp và đạo đức, làm điều tốt đẹp, tránh xa việc sai trái và chăm chỉ học tập, rèn luyện và lao động để hạnh phúc. (dựa theo ý nghĩa bài thơ phần đọc hiểu)

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu các nội dung sau:

- Giới thiệu khái quát vấn đề: quan niệm sống tử tế của học sinh, thanh niên là sống vị tha và đúng luật pháp và đạo đức, làm điều tốt đẹp, tránh việc sai trái và chăm chỉ học tập, rèn luyện và lao động để hạnh phúc.

Có thể trình bày theo nhiều cách hiểu khác nhau. Các nội dung cơ bản sau:

+ Giải thích: Sống tử tế của thanh niên, học sinh là suy nghĩ và hành động cần tuân theo pháp luật và đạo đức xã hội, làm việc thiện, và nỗ lực học tập và tu dưỡng.

+Biểu hiện:

-Giới trẻ sống san sẻ yêu thương và san sẻ giúp đỡ người khác, mọi lúc, mọi nơi. Khó khăn không lùi bước, chấp nhận đương đầu với thử thách, Không đua đòi, ngại khó, kêu ca, oán trách. Lấy khó khăn làm điều kiện để rèn luyện và học hỏi, trưởng thành. Chấp nhận, bằng lòng với khó khăn để học hành, rèn đức và rèn tài.

-Tránh xa các việc làm sai trái, tránh xa kẻ xấu, không làm theo hoăc ủng hộ những việc phạm đạo lí và luật pháp.

-Lấy việc giúp người làm quý, không hại người khác, lợi dụng người khác để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và vật chất của mình.

-Chăm làm việc, học tập và kiếm sống để có đủ sức khỏe, tài chính đảm bảo cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào ai.

-Thanh niên, học sinh cần chuẩn bị cho tương lai cuộc sống của mình có tốt đẹp, an lành và hạnh phúc hay khổng tùy thuộc vào những ngày trẻ tuổi suy nghĩ và hành động thế nào. Sống tử tế là cách tạo dựng nền móng cho ngày mai của mỗi thanh niên, học sinh hiện nay.

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

3-Bàn luận; hai ý. Nếu biết sống tử tế, làm việc tử tế giúp đời, giúp người, chúng ta sẽ được tự do tài chính, sống khỏe, không phái lo lắng, buồn phiền, sợ hãi… và ngược lại.

0,25

4-Bài học cho bản thân: hiểu gì về sống tử tế và sẽ làm gì để mình sống tử tế?

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

-Hết -

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ