'Gieo' hạnh phúc qua từng tiết học

GD&TĐ - Trong quá trình giảng dạy, cô giáo Trương Thị Dung – Trường THPT Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc) luôn cố gắng tạo không khí vui vẻ, thân thiện với học sinh để các em nắm bắt kiến thức một cách chủ động và tâm thế thoải mái khi học.

Cô giáo Trương Thị Dung
Cô giáo Trương Thị Dung

Nhiệt huyết với nghề

Yêu thương học trò như người thân của mình là tâm niệm mà cô giáo Trương Thị Dung hướng đến trong suốt 14 năm công tác trong ngành giáo dục. Cô giáo Dung kể, trong quá trình học phổ thông, mỗi cấp học đều có những thầy, cô để lại ấn tượng rất sâu sắc. Chính vì điều này đã khiến tôi khao khát trở thành cô giáo. Và, mong ước đó đã trở thành hiện thực với tôi từ năm 2008. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi được phân công về dạy học môn Địa lí tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân và gắn bó tại ngôi trường này cho đến nay.

Vượt qua sự bỡ ngỡ của những ngày đầu đứng trên bục giảng, cô giáo trẻ Trương Thị Dung đã không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để đem đến cho học sinh những giờ học bổ ích, lý thú.

Ngay từ buổi đầu bước chân lên bục giảng, cô Dung đã tích cực trau dồi nghiệp vụ qua đồng nghiệp, tự học, tự nghiên cứu tài liệu trên sách vở, mạng Internet…, đồng thời không ngừng nỗ lực rèn luyện, giữ vững chữ "tâm" đối với nghề. Cũng vì vậy, chất lượng môn Địa lí của học sinh lớp do cô giáo đảm nhiệm luôn đạt 100% từ Khá trở lên.

Chia sẻ về phương pháp giúp học sinh của mình học môn học một cách hiệu quả, cô Dung cho rằng, điều quan trọng là phải quan tâm, gần gũi và nắm bắt được tâm lý của các em học sinh. Từ đó, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, kết hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.

“Điều tôi quan tâm nhất trong mỗi bài giảng không phải là nhồi nhét kiến thức buộc học sinh phải thuộc hết những điều giáo viên nói mà phải tạo cho học sinh tâm lý thoải mái để các em mạnh dạn trao đổi và dần khám phá những kiến thức mới”, cô Dung chia sẻ.

Ông Phạm Khương Duy - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc trao giải Nhất kỳ thi chọn GVG môn KHXH cấp tỉnh năm học 2020-2021 cho cô Trương Thị Dung (thứ 2 từ trái qua) và đồng nghiệp

Ông Phạm Khương Duy - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc trao giải Nhất kỳ thi chọn GVG môn KHXH cấp tỉnh năm học 2020-2021 cho cô Trương Thị Dung (thứ 2 từ trái qua) và đồng nghiệp

Không chỉ chú trọng việc giảng dạy đại trà, dạy học sinh mũi nhọn, cô giáo Trương Thị Dung luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, tự tìm tòi ứng dụng công nghệ thông tin và đã đạt được các giải thưởng cao ở cấp tỉnh. Năm học 2020 - 2021, cô giáo Trương Thị Dung đã giành giải Nhất cuộc thi “Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh” các môn Khoa học xã hội, năm học 2021 - 2022 vừa qua, cô Dung đã đạt giải Nhất kỳ thi “Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi” cấp tỉnh.

Từ giáo viên, đến cương vị Tổ trưởng chuyên môn tổ Sử-Địa-GDCD của nhà trường, trong bất cứ vai trò gì, cô giáo Trương Thị Dung luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ, ý thức tự giác cao trong công tác, trong quan hệ với đồng nghiệp cởi mở, chan hòa, hòa nhã với mọi người xung quanh.

Năm học 2020-2021, cô giáo Trương Thị Dung cùng tập thể tổ chuyên môn đã gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc: Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh có 3/3 giáo viên tham gia thi đều đạt giải, trong đó 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Khuyến khích; Trong cuộc thi Học sinh giỏi tỉnh có 4 giải Nhất, 6 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích; Có 3 giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; tập thể đạt Tập thể lao động xuất sắc.

Trong năm học 2021 - 2022, Cô giáo Trương Thị Dung và tổ chuyên môn đã nâng cao hơn thành tích của tổ chuyên môn: Có 1 giáo viên tham gia cuộc thi “Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh”dạy giỏi cấp tỉnh và đạt giải Nhất; Có 34 học sinh tham gia kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong đó, có 8 giải Nhất (chiếm 23,5%); 19 giải Nhì (chiếm 55,8%), 3 giải Ba (chiếm 8,9%); 4 giải Khuyến khích (chiếm 11,8%) toàn trường. Có 1 giáo viên được đề nghị Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. 1 giáo viên được đề nghị Chiến sĩ thi đua cơ sở. 2 giáo viên đề nghị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen và Tổ được xếp loại Tổ lao động tiên tiến xuất sắc.

Luôn coi học sinh như người thân của mình

“Để theo được nghề, vượt qua những khó khăn, thử thách và gắn bó với nghề suốt hơn 14 năm qua, tôi nghĩ niềm đam mê với nghề là chưa đủ mà còn phải có lòng yêu thương học sinh, sự tận tâm, nhiệt tình với người học, coi mỗi học sinh như những người thân của chính mình.

Khi đó, mình mới luôn gần gũi, động viên, chia sẻ và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như có đủ sự nhẫn nại, kiên trì giúp đỡ những học sinh còn hạn chế trong khả năng tiếp nhận kiến thức... góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện trong trường học”, cô Dung tâm sự.

Cô giáo Trương Thị Dung: Tôi muốn học sinh được vui vẻ, hạnh phúc khi vào lớp

Cô giáo Trương Thị Dung: Tôi muốn học sinh được vui vẻ, hạnh phúc khi vào lớp

Theo cô giáo Trương Thị Dung, trong quá trình giảng dạy, cô luôn cố gắng tạo không khí vui vẻ, thân thiện với học sinh để các em có tâm thế học tập thoải mái, không quá căng thẳng gò bó; thiết kế bài giảng một cách logic, khoa học, để học sinh dễ nhớ.

Khi các em hoạt động tích cực ,cô Dung tìm cách khích lệ bằng điểm số, bằng lời khen ngợi kịp thời. Và đặc biệt, ở mỗi bài học cô Dung luôn có phần liên hệ với thực tiễn địa phương hoặc đời sống, điều đó khiến các em rất hứng thú vì cảm thấy điều mình vừa học thực sự bổ ích chứ không phải học chỉ để phục vụ cho thi cử.

"Được đứng trên bục giảng là mơ ước của tôi và khi đã trở thành hiện thực, càng thôi thúc tôi phải thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ "trồng người". Tôi luôn tự hào vì được làm "Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Làm công tác giáo dục, dù ở đâu, cương vị nào, tôi cũng không ngại khó, không ngại khổ, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, quyết tâm làm thay đổi nhà trường ngày càng tốt hơn, học sinh được hưởng những điều tốt đẹp hơn trong tương lai”, cô Dung khẳng định.

Nhận xét về cô giáo Trương Thị Dung, nhà giáo Phạm Thị Hòa - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Viết Xuân khẳng định: “Cô Dung là một giáo viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ được giao. Với đồng nghiệp thì cởi mở chân thành, với học sinh thì tận tụy hết lòng. Trong các giờ dạy cô luôn tìm tòi sáng tạo, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo hứng thú cho học sinh. Cô là tấm gương đi đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường, được các thầy cô trong trường và học sinh yêu mến”.

Nhờ có đội ngũ giáo viên chất lượng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân đứng thứ 2 toàn tỉnh (sau trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc), đứng thứ nhất khối các trường THPT không chuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Các môn thi đều nằm trong top 10 trường có điểm bình quân cao nhất, trong đó có môn Ngữ văn xếp thứ 2, môn Vật lý và môn Hóa học xếp thứ 3, môn Ngoại ngữ xếp thứ 4.

Số thí sinh đạt từ 24 điểm trở lên của các khối truyền thống có 325 lượt học sinh chiếm tỉ lệ 69.3%. Có 17 điểm 10, 532 điểm từ 9 trở lên. Em Vũ Thị Thi là Thủ khoa khối D4 với 28,90/30 điểm; đạt 56,65/60 điểm 6 môn thi tốt nghiệp. Thi trở thành thủ khoa khối D4 và thủ khoa tốt nghiệp THPT năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời là thủ khoa khối D toàn quốc.

Ngoài ra, nhà trường có 3 học sinh trong tốp điểm cao nhất Vĩnh Phúc: Vũ Thị Thi (56.65 điểm) Nguyễn Thị Thu Hương (55.9 điểm), Lê Thị Ngọc Linh (56.05). Em Lê Thị Ngọc Linh còn là Á khoa khối C của Vĩnh Phúc với 28.50 điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.