Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc”

“Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” là chủ đề của chương trình giao lưu trực tuyến diễn ra trên báo Giáo dục và Thời đại từ 9h00 đến 10h00 thứ Sáu, ngày 17/12/2021.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc”

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

Ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên;

Cô Trịnh Thị Thu Hương, Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, giúp đồng bào dân tộc từng bước giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại là cần thiết. Trong quá trình này, vai trò của các đảng viên được xem là hạt nhân chính trị quan trọng.

Từ sự sâu sát tiên phong của các đảng viên trong việc tuyên truyền hướng dẫn người dân, nhiều hộ gia đình người dân tộc đã biết làm ăn, phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Đặc biệt, các đảng viên là người dân tộc ngày càng thể hiện tốt vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở đã dần thay đổi nhận thức và trở thành những người đi đầu trong các phong trào. Các đảng viên hạt nhân tiên phong này đã tạo động lực phấn đấu cho lớp thanh niên trẻ học tập và phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của đảng, được đóng góp tiếng nói để giúp thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.

Những vấn đề về công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; về những nỗ lực rèn luyện, phấn đấu của người đảng viên để góp phần nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng người dân sẽ được các khách mời chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến.

Nhà báo Ngô Tiến Nha (phải), Phó văn phòng đại diện báo GD&TĐ khu vực Việt Bắc tặng hoa cảm ơn khách mời tham gia cuộc Giao lưu trực tuyến
Nhà báo Ngô Tiến Nha (phải), Phó văn phòng đại diện báo GD&TĐ khu vực Việt Bắc tặng hoa cảm ơn khách mời tham gia cuộc Giao lưu trực tuyến

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời tại đây, hoặc qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua Fanpage của Báo Giáo dục và Thời đại.

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Bạn đọc

Bạn Thanhthuy...@gmail.com:

Ông có thể chia sẻ một vài thông số, thông tin cơ bản về điều kiện, tình hình chung của các vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên
Ông Nguyễn Thái Nam - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc Bộ, trong tổng số 9 đơn vị hành chính thì có đến 4 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao. Toàn tỉnh có số dân khoảng 1,3 triệu người, với 8 thành phần dân tộc chiếm số đông (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Dao, Hoa), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có trên 384.000 người, chiếm tỉ lệ gần 30% dân số toàn tỉnh.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 178 xã/phường/thị trấn, trong đó có 110 xã/phường/thị trấn thuộc vùng dân tộc và miền núi, được phân định thành 3 khu vực (I, II, III) theo trình độ phát triển, gồm 85 xã khu vực I, 11 xã khu vực II, 14 xã khu vực III.

Cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên sinh sống tập trung chủ yếu ở miền núi, vùng cao trên một địa bàn rộng lớn chiếm 90% diện tích toàn tỉnh, từ các huyện Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và một số xã, phường, thị trấn của huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công. 

Bạn đọc

Bạn thangquynh78@...:

Ông có thể cho biết những kết quả cơ bản, nổi bật của tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây trong công tác phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Trong những năm qua, công tác phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc của Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực đảm bảo triển khai hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.

Có thể thấy, các chính sách đầu tư đã có tác động rất lớn đến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy được sự sáng tạo của người dân, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Qua đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc ngày càng hoàn thiện; công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đạt kết quả rõ nét; sự nghiệp phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc có bước phát triển mới…

Có thể nói đến một vài con số điểm nhấn thể hiện những kết quả này. Giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên có 34/48 xã ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (giảm 70%), huyện Võ Nhai ra khỏi diện huyện nghèo 30a. Năm 2019, Chính phủ quyết định Thái Nguyên có 19/63 xã, 75/94 xóm đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 (là tỉnh đứng thứ nhất toàn quốc). Có 65/100 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (bằng 65%), tỉ lệ cao gấp 3 lần bình quân chung vùng dân tộc thiểu số và miền núi toàn quốc; xóa 76/76 xóm bản thiếu điện, “trắng điện” lưới quốc gia (toàn quốc có trên 3400 xóm chưa có điện); xây mới toàn bộ 33/33 phòng học tạm ở các xã ĐBKK; kết quả giảm nghèo, đến năm 2020, Thái Nguyện vượt 3 bậc, đứng thứ 2/11 tỉnh vùng Miền núi Bắc bộ, chỉ sau Quảng Ninh có tỷ lệ hộ nghèo thấp...

Bạn đọc

Bạn gvthaithanh@...:

Xin ông cho biết, trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào trong kế hoạch phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Thái Nguyên chú trọng, ưu tiên phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc
Thái Nguyên chú trọng, ưu tiên phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc

 

Công tác phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc là vấn đề quan trọng, lâu dài, đã và đang được Thái Nguyên rất chú trọng, ưu tiên. Trong thời gian tới đây, tỉnh sẽ quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, gắn với thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Giải quyết những bức xúc, khó khăn nhất liên quan đến đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào DTTS và MN.

- Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc, phát triển đội ngũ cán bộ công chức viên chức người dân tộc thiểu số.

- Tập trung các nguồn lực, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tập quán từng dân tộc và tiềm năng lợi thế từng vùng.

- Phát triển đồng bộ y tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc.

- Tăng cường đầu tư phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc. 

Bạn đọc

Bạn Vũ Nguyên, Đồng Hỷ:

Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai những chính sách quan trọng nào dành riêng cho sự phát triển giáo dục đào tạo tại các địa bàn vùng đồng bào dân tộc, thưa ông?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều chính sách quan trọng dành cho sự phát triển giáo dục đào tạo
Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều chính sách quan trọng dành cho sự phát triển giáo dục đào tạo

 

Giáo dục đào tạo tại các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là một trong những lĩnh vực tỉnh luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng. Tỉnh đã triển khai và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đã được Trung ương ban hành đối với học sinh, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể:

- Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; chi trả cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; chế độ đối với học sinh dân tộc trường PTDTNT theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT; Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/05/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

- Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ.

Năm tới, tỉnh sẽ quyết liệt triển khai Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó được chia ra nhiêu tiểu dự án như:

Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú, và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bạn đọc

Bạn Minh Hải, Hòa Bình:

Để công tác phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc tiếp tục đạt hiệu quả, theo ông, các chủ trương chính sách cần đặc biệt chú trọng vào những vấn đề gì?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam trả lời câu hỏi của độc giả báo Giáo dục và Thời đại tại buổi GLTT
Ông Nguyễn Thái Nam trả lời câu hỏi của độc giả báo Giáo dục và Thời đại tại buổi GLTT

 

Theo tôi, để công tác phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc tiếp tục đạt hiệu quả, khi xây dựng và ban hành các chủ trương chính sách, chúng ta cần đặc biệt thay đổi về nhận thức đối với công tác dân tộc đó là: coi trọng phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế và chính trị; giữ gìn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc như chính giữ sự tồn tại dân tộc đó, cùng với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất của đồng bào, cần phải quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, đa dạng, phong phú thống nhất trong nền văn hóa Việt Nam.

Trong thời gian tới đô thị hóa và hội nhập là tất yếu khách quan, nếu chúng ta không có giải pháp thiết thực để mất đi những nét văn hóa riêng có của mỗi tộc thì chúng ta sẽ tự đánh mất mình, vì suy nghĩ cho cùng sự khác nhau giữa quốc gia này với quốc gia khác; dân tộc này với dân tộc khác là sự khác nhau về văn hóa.

Để làm tốt công tác phát triển văn hóa, cần thực hiện 19 nội dung Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch).

Bạn đọc

Bạn Nguyenhuong...@gmail.com:

Ông suy nghĩ và đánh giá như thế nào về vai trò tiên phong của đảng viên trong việc phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Là người làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc của địa phương, tôi đánh giá rất cao vai trò tiên phong của đảng viên, đặc biệt là 407/834 đảng viên là người có uy tín trong vùng dân tộc thiếu số và miền núi trong việc phát triển văn hóa, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc.

Theo tôi, đảng viên vùng đồng bào dân tộc là những người có vai trò rất quan trọng bởi nói chung đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tin tưởng tuyệt đối với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; do đó vai trò của người đảng viên làm công tác dân tộc sẽ giữ vai trò và trách nhiệm cao hơn, nặng nề hơn để giữ được niềm tin của đồng bào.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” ảnh 20
Bạn đọc

Bạn Duyminh26@...:

Để đảng viên đóng góp hiệu quả, phát huy tốt vai trò tiên phong của mình, chúng ta cần có những chính sách và cách làm như thế nào, theo ông?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Qua thực tiễn và đúc rút, tôi cho rằng, để đảng viên đóng góp hiệu quả, phát huy tốt vai trò tiên phong của mình, chúng ta cần tập trung, thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, phát triển Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo chúng tôi, đào tạo bố trí được đồng chí Đảng viên công tác ở các sở, ban, ngành, huyện thì rất quý, nhưng trọng tâm là Đảng viên ở các xã, thôn bản. Vì, hơn ai hết đội ngũ này hiểu biết, gắn bó mật thiết với người dân; họ biết người dân cần gì và phải làm thế nào để đáp ứng được mong đợi của họ; đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số là tính cố kết cộng đồng rất cao, luôn tin vào những người cùng dân tộc, cùng hoàn cảnh với nhau. Vì vậy xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người có uy tín dân tộc thiểu số là Đảng viên vững mạnh là yếu tố rất quan trọng để phát triển bền vững địa bàn dân tộc thiểu số và miền núi.

Bạn đọc

Bạn dainguyenthuy@...:

Ông muốn nhắn nhủ, chia sẻ điều gì với các đảng viên, đặc biệt là các đảng viên trẻ, đang sống và công tác ở những địa bàn vùng cao, vùng khó khăn trên địa bàn?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Tôi mong muốn các đồng chí Đảng viên nói chung, các đồng chí Đảng viên trẻ, thầy cô giáo là Đảng viên nói riêng hãy khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong, gương mẫu của mình để góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là vùng đặc biệt khó khăn; thường xuyên nâng cao nhận thức, tiên phong trong chuyển đổi số, góp phần tích cực nâng cao dân trí, thay đổi nếp nghĩ cách làm để đồng bào thoát khỏi khó khăn vươn lên làm giầu cùng với địa phương khác và cả đất nước.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” ảnh 25

 

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lực lượng đảng viên trẻ vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng phải có những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới, phải nêu cao ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối sống, phương pháp và tác phong công tác đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của tình hình, nhiệm vụ mới.

Bạn đọc

Bạn quehuong...@gmail.com:

Được biết vừa qua tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nghị quyết riêng cho vấn đề chính sách về đối tượng học sinh được dự tuyển, học tập tại các trường dân tộc nội trú. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Khi Quyết định 861/QĐ-TTg 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, số lượng xóm, xã vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giảm đi, cũng đồng nghĩa với việc một số chính sách hỗ trợ bị cắt giảm, trong đó có việc tuyển sinh vào các trường nội trú của tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt có trường nội trú không còn nguồn tuyển sinh.

Trước thực tế này, ngày 20/8/2021, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 39/2021/QĐ-UBND quy định vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thuộc diện tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Thái Nguyên.

Theo đó, nguyên tắc tuyển sinh sẽ ưu tiên hồ sơ dự tuyển thuộc khi vực III, trường hợp còn chỉ tiêu tuyển sinh thì tiếp tục xem xét hồ sơ theo thứ tự khu vực II, khu vực I. Quy định này đã đảm bảo quyền lợi học nội trú và mở rộng hơn cơ hội cho nhiều con em đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh được theo học các trường phổ thông dân tộc nội trú và để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX đã đề ra: “tiếp tục duy trì tỷ lệ ít nhất 8% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú”.

Bạn đọc

Bạn thaibinhnguyen@...:

Theo ông, các tổ chức đảng, cấp ủy tại địa phương có vai trò như thế nào để huy động, phát huy tốt sự đóng góp của các đảng viên trên địa bàn?
Ông Nguyễn Thái Nam

Ông Nguyễn Thái Nam

Thứ nhất, vấn đề xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ở mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, đơn vị giữ vai trò quan trọng để Đảng viên phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của mình. Nếu không có môi trường tốt, cá nhân mỗi Đảng viên sẽ rất khó phát huy năng lực, sở trường của mình.

Thứ 2, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho đảng viên, nhất là đảng viên trẻ để họ đủ năng lực làm công tác dân tộc, một lĩnh vực khó khăn, gian khổ…

Trong khi đó đội ngũ đảng viên trẻ chủ yếu là những người đang ở lứa tuổi thanh niên họ thường là lớp người hăng hái, tích cực năng động, nhạy bén với cái mới, nhưng lý luận của họ còn thiếu, kinh nghiệm còn ít, họ chưa được trải nghiệm nhiều trong hoạt động thực tiễn. Cho nên trong công tác của họ thường gặp những nhiệm vụ, thách thức mới, những vấn đề phức tạp, khó khăn mà họ phải tự giải quyết, nếu cấp ủy ở mỗi cấp không tạo điều kiện để đảng viên tích cực tự học tập, tu dưỡng và rèn luyện; không ngừng nâng cao toàn diện cả phẩm chất và năng lực thì sẽ không đủ sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên.

Vì vậy, quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên trẻ của các cấp uỷ Đảng và động viên giúp đỡ họ để nâng cao hơn nữa chất lượng tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên là nội dung trọng yếu, rất cần kíp trong công tác xây dựng đội ngũ đảng viên, đặc biệt là đảng viên mới kết nạp trong tình hình mới hiện nay đối với vùng DTTS và MN.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” ảnh 30
Bạn đọc

Bạn Thunguyen27@...:

Cô có thể chia sẻ đôi chút về câu chuyện mình đã bắt đầu đến và gắn bó với ngôi trường PT DT bán trú THCS Văn Lăng như thế nào?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Cô Trịnh Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Ngày 15/01/2016  tôi được UBND huyện Đồng Hỷ điều động đến  công tác tại trường PTDTBT THCS Văn Lăng trong điều kiện nhà trường cần có 01 cán bộ quản lí là nữ để phụ trách công tác bán trú, chăm sóc học sinh.

Khi nhận nhiệm vụ tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng, liệu mình có hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này. Song với suy nghĩ ngôi trường cũng như gia đình thứ 2 của các em, đặc biệt là với học sinh nội trú,  các em cần có 1 bàn tay chăm sóc của 1 người mẹ, tôi biết mình phải làm gì.

Bằng tinh thần trách nhiệm của 1 đảng viên, 1 cán bộ quản lí, tôi đã cố gắng hết mình cùng tập thể sư phạm nhà trường phấn đấu, xây dựng và chỉ sau một thời gian ngắn gắn bó, miệt mài với công việc, ngôi trường Văn Lăng đã thực sự trở thành ngôi nhà thứ 2 không chỉ của riêng các em mà còn với tất cả CBGVNV nhà trường.

Tất cả đều có chung một cảm nhận là ngôi trường thật đẹp và thân thiện.

Bạn đọc

Bạn Thùy Dương, Sơn La:

Là người gắn bó với địa phương, cô có thể cho biết một vài nét chung về điều kiện đời sống người dân ở xã Văn Lăng những năm gần đây?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Có thể nói bức tranh Văn Lăng của 5 năm về trước và Văn Lăng ngày nay là 2 bức tranh có rất nhiều điểm khác biệt. Đó là sự thay đổi rõ rệt về cơ sở hạ tầng, về giao thông, về kinh tế, về giáo dục.

Đời sống của nhân dân địa phương đã dần được cải thiện. Bà con nhân dân không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên rừng để sống nữa mà đã biết canh tác trên diện tích đất ruộng cũng như đất đồi với những loại cây phù hợp như cây ngô, cây lúa, cây chè, cây keo mang lại thu nhập khá ổn định.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” ảnh 36

 

Giờ đây khi đi từ trung tâm xã đến các xóm bản đã có khá nhiều trục đường bê tông, một số đoạn còn được trải nhựa. Xe máy và ô tô giờ đã có thể lên đến Bản Tèn hoặc xóm Liên Phương nơi mà trước đây các thầy cô và các trò chỉ có thể đi bộ. Nhiều ngôi nhà mới, khang trang đã xuất hiện tại khu trung tâm xã, Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể:

Năm 2016 số hộ nghèo là 683/1220 tỷ lệ 55,98%

Đầu năm 2021 số hộ nghèo là 356/1367 tỷ lệ 26,04%, đã giảm hơn 50% so với năm 2016.

Thay đổi là vậy nhưng số hộ nghèo trên toàn xã cũng vẫn còn 26%, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao. Mục tiêu của Đảng ủy và nhân dân xã Văn Lăng là sẽ phấn đấu về mọi mặt, tích cực áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo để đến cuối năm 2024 đạt xã về đích Nông thôn mới.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Lộc, Thái Nguyên:

Cô thấy điều kiện đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở đây có ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập của con em trên địa bàn?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Do điều kiện đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Văn Lăng còn nhiều khó khăn, nên ngoài giờ học trên lớp, các em còn phải phụ giúp gia đình những công việc khác và không có nhiều thời gian dành cho việc học. Nhiều em không có phương tiện để  học tập trực tuyến trong thời gian tạm dừng đến trường thực hiện phòng dịch. Một số gia đình bố mẹ đi làm nương xa, có lúc đi cả tuần mới về nhà nên không có thời gian để quan tâm đến con.

Tất cả những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của con em trên địa bàn.

Bạn đọc

Bạn Hồng Huế, Hòa Bình:

Điều gì đã giúp cho cô cảm thấy có niềm vui và có động lực nhất khi công tác ở ngôi trường này?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Học sinh trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng
Học sinh trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng

 

Tuy vất vả, khó khăn, nhưng tập thể sư phạm nhà trường chúng tôi luôn là một khối đoàn kết vững chắc, nhất là các đồng chí đảng viên trong chi bộ nhà trường luôn nêu cao tinh thần xây dựng tập thể. Các thầy cô đều sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau cả trong công việc chuyên môn và cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra chúng tôi cũng luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành của cha mẹ học sinh, sự giúp đỡ tạo điều kiện của nhân dân địa phương trong công tác giáo dục tại nhà trường. Bên cạnh đồng nghiệp, phụ huynh là các em học sinh luôn ngoan ngoãn. So với các vùng miền khác, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế nhưng các em rất tình cảm, quý mến thầy cô, đó là động lực lớn nhất khi tôi công tác ở ngôi trường bán trú còn nhiều khó khăn này.

Bạn đọc

Bạn Phạm Việt, HN:

Cô thấy việc học tập và sinh hoạt của con em đồng bào dân tộc ở đây có những khó khăn gì?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Nhà trường có 1/3 học sinh là con hộ nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên phụ huynh chưa có nhiều sự quan tâm đến việc học của con em mình.

Các em chưa có đủ các phương tiện để tiếp cận Internet và tìm hiểu kiến thức từ các nguồn kiến thức khác ngoài nhà trường.

Nhà xa trường, đường  giao thông đi lại khó khăn nên việc đến trường của các em còn rất vất vả, nhất là vào mùa mưa.

Là xã nông thôn, vùng núi cao nên ở đây không sẵn có các trung tâm văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho nhân dân cũng như các em học sinh.

Bạn đọc

Bạn Hienpham89@...:

Bên cạnh những khó khăn thiệt thòi, các em được đón nhận những thuận lợi gì từ mô hình môi trường bán trú, thưa cô?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Các em nhà ở xa trường không thể đi về trong ngày được ở tại trường để tham gia học tập, được hỗ trợ gạo và tiền ăn. Khi ở tại trường các em được ăn uống đúng giờ giấc, dinh dưỡng hợp lí.

Bên cạnh đó các thầy cô giáo có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và giáo dục các em hơn. Các em cũng có nhiều thời gian hơn để dành cho việc học tập. Ngoài ra khi ở trường các em cũng được giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống  thông qua các hoạt động tập thể cũng như các hoạt động hàng ngày hay tham gia chăm sóc hoa và trồng rau.

Nhà trường có đầy đủ các phương tiện như tivi, sách, báo để các em có thể có thêm kiến thức, sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Mỗi buổi chiều sau giờ học các em còn thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, đá cầu,… Những hoạt động này nếu ở gia đình các em đều không có điều kiện để thực hiện.

Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng
Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng

 

Bạn đọc

Bạn mainguyen70@...:

Cô có thể cho biết, để duy trì được việc chăm sóc, giáo dục học sinh trong mô hình môi trường bán trú, các thầy cô giáo ở đây đã phải nỗ lực như thế nào?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Mỗi thầy cô ở đây luôn xác định mình phải như người cha, người mẹ thứ 2 của các em, luôn thương yêu, chia sẻ những tình cảm mà các em thiếu thốn khi xa gia đình, lấp đi nỗi nhớ nhà cho các em bằng tình yêu thương, tạo cho các em có một sự tin cậy cao để các em yên tâm học tập...

Một số thầy cô không biết tiếng dân tộc nên gặp khó khăn trong việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, sau một thời gian tiếp xúc các thầy cô phải tự học một số từ cơ bản hay sử dụng để có thể gần gũi với các em hơn.

Chúng tôi cũng chú trọng việc hướng dẫn các em làm quen với cách sinh hoạt tại nhà trường và theo nội quy cũng là một công việc không đơn giản khi mà các em đã quen cách sống tự do lúc ở nhà.

Mỗi thầy cô ở Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng luôn xác định mình như người cha, người mẹ thứ 2 của các em HS.
Mỗi thầy cô ở Trường PTDT bán trú THCS Văn Lăng luôn xác định mình như người cha, người mẹ thứ 2 của các em HS.

 

Bạn đọc

Bạn duannguyentb@...:

Các đảng viên trong chi bộ nhà trường đã phát huy vai trò tiên phong, đóng góp của mình một cách cụ thể như thế nào để chung tay phát triển giáo dục của địa phương, thưa cô?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Đội ngũ cán bộ đảng viên trong chi bộ nhà trường đã phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của mình, không ngừng trưởng thành và có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển giáo dục của địa phương. 100% đảng viên trong chi bộ của nhà trường đều thực hiện nghiêm túc và chất lượng các phong trào thi đua. Về công tác chuyên môn, mỗi đảng viên của nhà trường luôn gương mẫu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá và tiên phong trong công tác chuyên môn.

Mặt khác, các đảng viên trong chi bộ không chỉ là người thầy gương mẫu gương mẫu mà còn là tuyên truyền viên nhằm vận động phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, quan tâm, nhắc nhở, động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lương giáo dục của địa phương.

 

Bạn đọc

Bạn binhbanvu@...:

Là một Bí thư Chi bộ, là một đảng viên giáo viên, cô nghĩ thế nào về về vai trò tiên phong của mỗi đảng viên trong việc phát triển địa phương vùng đồng bào dân tộc?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Để địa phương phát triển luôn cần có sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao của Đảng ủy, UBND xã. Muốn dân tin, dân yêu, dân theo thì trước hết cần có đội ngũ đảng viên gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ. Để phát triển giáo dục,  nhà trường luôn nêu cao và thực hiện khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” khẩu hiệu “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Là đảng viên, đặc biệt là Bí thư chi bộ nhà trường, tôi luôn xác định tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” ảnh 54
Bạn đọc

Bạn thanhnguyenphuong@...:

Cô có thể cho biết cấp ủy ở địa phương đã có những quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện như thế nào để thúc đẩy phát triển chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường?
Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cô Trịnh Thị Thu Hương

Cấp ủy địa phương luôn nắm chắc đặc điểm tình hình học sinh, trên cơ sở đó luôn có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời cho chi bộ giáo viên nhà trường làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp, kèm học sinh yếu kém để các em yêu thích việc học và tiến bộ hơn.

Giao lưu trực tuyến “Vai trò tiên phong của đảng viên trong phát triển vùng đồng bào dân tộc” ảnh 57

 

Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể, mọi người dân nhằm tuyên truyền cho HS, phụ huynh về nội dung học tập và phòng chống dịch covid 19 trong tình hình mới.

Phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện tham mưu cho UBND huyện, tỉnh có những chính sách chế độ phù hợp để học sinh có điều kiện đến trường như đầu tư thêm về cơ sở vật chất cho học sinh ở nội trú, xây dựng các phòng học bộ môn, cung cấp trang thiết bị dạy học cho nhà trường.

Thực tế cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thì ở đó các việc lớn, việc khó, việc mới của giáo dục đều thu được những kết quả tốt như công tác xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.

Với những chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp ủy địa phương, sự ủng hộ đồng thuận của cha mẹ học sinh, sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của thầy và trò, tháng 2 năm 2020 nhà trường đã được UBND tỉnh ra quyết định trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ