Khái niệm “vốn nhân lực”
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại ĐH Washington, vừa công bố hôm 1/10. Nghiên cứu này tìm hiểu về số đo “vốn nhân lực” - một chỉ số mô tả các thuộc tính của dân số, cùng với vốn vật chất (cơ sở hạ tầng đáp ứng) như các tòa nhà, thiết bị hỗ trợ và tất nhiên cả tài chính. Giới hạn nghiên cứu nằm ở người dân thuộc lứa tuổi từ 20 đến 64; được tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và trình độ học vấn, cũng như việc được đáp ứng nhu cầu học tập.
Về cơ bản, khảo sát tiến hành xác định số năm mà một người trưởng thành có thể làm việc ở mức cao nhất của họ, trước khi bị những vấn đề về trình độ kiến thức (được đào tạo) hay vấn đề sức khỏe ngăn cản. Kết quả không chỉ cho chúng ta biết những ai đang làm việc ở khả năng cao nhất. Khảo sát cũng có thể cho chúng ta một số phản ánh về cách chính phủ có thể giúp công dân của họ phát huy được tiềm năng mỗi cá nhân, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
“Đó là vấn đề làm rõ thực tế và giúp xã hội nhận ra rằng không phải tất cả lao động đều bình đẳng. Có điều, nó cũng chỉ ra luôn là chất lượng lao động của mỗi cá nhân có thể được cải thiện bằng cách đầu tư cho họ, từ sức khỏe đến giáo dục. Đó là vấn đề đầu tư cho vốn nhân lực của quốc gia”, báo cáo đi kèm thông báo kết quả khảo sát của IHME cho biết.
Để đo lường ý tưởng “vốn nhân lực”, các nhà nghiên cứu bắt đầu với một số cơ bản: 45 (năm lao động). Đó là giá trị cao nhất có thể, có nghĩa là một quốc gia có nhân lực đang làm việc ở năng suất cao nhất ở độ lao động, trước khi họ sang sườn dốc của giai đoạn bắt đầu vào độ tuổi nghỉ hưu: Vào cuối 64. Nói cách khác, về cơ bản là không thể có được giá trị lao động cao ở giai đoạn này. Sau khi khảo sát năng lực lao động ở độ tuổi, nhóm nghiên cứu điều chỉnh tới các yếu tố như sự đáp ứng về y tế và trình độ học vấn để xem xét năng suất lao động cũng như tỷ lệ mắc các bệnh thông thường.
Kết quả đáng buồn
“Chúng tôi ước tính mức trình độ học vấn đạt được của người dân ở mỗi quốc gia bằng cách sử dụng 2.522 cuộc tổng điều tra và các cuộc điều tra hộ gia đình. Chúng tôi dựa vào ước tính kết quả học tập của trên 1.894 bài kiểm tra ở trẻ em tuổi đi học” - báo cáo nghiên cứu từ IHME cho biết – “Và chúng tôi dựa trên tình trạng sức khỏe chức năng về sự phổ biến của bảy điều kiện sức khỏe cụ thể, được lấy từ gánh nặng bệnh tật toàn cầu, chấn thương và nghiên cứu yếu tố rủi ro của năm 2016”. Kết quả là một con số - thấp hơn con số 45, nhưng cao hơn số không, ước tính trong năm năng suất cao nhất của một quốc gia.
Tiến sĩ Christopher Murray, Giám đốc IHME cho biết trong một thông cáo sau báo cáo khảo sát: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy mối liên hệ giữa đầu tư vào giáo dục và sức khỏe bên cạnh việc cải thiện nguồn nhân lực và GDP. Dường như những nhà hoạch định chính sách bỏ qua những vấn đề này, dù đó là trách nhiệm của họ”.
Theo số liệu năm 2016, những quốc gia có xếp hạng cao nhất về vốn nhân lực là Phần Lan, với 28 năm, Iceland, Đan Mạch và Hà Lan với 27, Đài Loan và Hàn Quốc với 26. Xếp hạng thấp nhất là Niger, Chad và South Sudan, tất cả đều có ba năm dự kiến về vốn nhân lực.
Trong số 195 quốc gia được thử nghiệm, Hoa Kỳ nằm vị trí 27, với 23 năm dự kiến về vốn nhân lực. Tuy nhiên, vào năm 1990, Hoa Kỳ xếp thứ 6 trên thế giới. Thật kỳ lạ, số năm về vốn nhân lực dự kiến của một công dân Hoa Kỳ vào năm 1990 là 22 - một năm ít hơn so với kỳ vọng hiện tại. Lý do của câu chuyện này là gì? IHME mô tả nó như là một sự trì trệ, với “một phần do thiếu sự cải thiện trong nhiều năm dành cho giáo dục”.
Theo IHME, “vốn nhân lực” là một chỉ báo về tăng trưởng kinh tế hoặc suy giảm kinh tế. Báo cáo khảo sát của IHME cho biết Ngân hàng Thế giới đã kêu gọi đo lường và báo cáo hàng năm vốn nhân lực, nhằm theo dõi và thúc đẩy đầu tư vào y tế và giáo dục và nâng cao năng suất, đó không phải là chuyện “thích thì làm”. Mức vốn nhân lực cũng phản ánh mức độ một quốc gia đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe của công dân.