Cuba: Thiên đường của sinh viên ngành y

GD&TĐ - Suốt mấy tháng mùa thu, ở phía Tây thành phố Havana, Cuba, người ta thường thấy những chuyến xe buýt vàng vẻ hối hả chở những sinh viên y khoa năm nhất học ở Trường Y khoa Mỹ La Tinh (E.L.A.M) đi đi về về.

Trường Y khoa E.L.A.M nằm ở ngoại ô thành phố Havana, Cuba
Trường Y khoa E.L.A.M nằm ở ngoại ô thành phố Havana, Cuba

Họ đi thực tập tại bệnh viện. “Ngay cả các bệnh nhân mà chúng tôi không thường xuyên ghé qua, cũng nhờ tôi đo huyết áp cho họ khi trông thấy tôi trên phố”- Nimeka Philip, sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp Trường E.L.A.M từ năm 2015 tự hào cho biết.

Trường học dành cho sinh viên nghèo 

Trường E.L.A.M vốn dĩ là một cơ sở giáo dục chuyên biệt do chính phủ Cuba hỗ trợ ngân sách thành lập vào năm 1999, sau khi xảy ra một chuỗi các thảm họa thiên nhiên bao gồm siêu bão Mitch đã làm thiệt hại cuộc sống dân cư ở Trung Mỹ và vùng vịnh Caribe, khiến nhu cầu cần chăm sóc y tế trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết.

Năm 2018 này, sau dư chấn của mùa mưa bão, hàng trăm nhân viên y tế Cuba và nhiều người trong số họ là sinh viên tốt nghiệp của E.L.A.M, sẽ đi đến những khu vực chịu thiệt hại nặng nhất của Đại Tây Dương để chữa trị cho những người ốm và bị thương. Tất cả các sinh viên theo học ở E.L.A.M đều là sinh viên nước ngoài. Nhiều sinh viên đến từ Châu Á, Châu Phi và Mỹ. Nhiệm vụ của Trường E.L.A.M là tuyển chọn các sinh viên học giỏi xuất thân từ những cộng đồng dân cư có thu nhập thấp và chịu thiệt thòi, sau khi học xong, các sinh viên được nhà trường khuyến khích hành nghề y ở quê nhà.

Tại Mỹ, các sinh viên người da màu gốc La Tinh hiện chiếm 6% tổng số sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại trường E.L.A.M Ngược lại, gần một nửa số sinh viên Mỹ tốt nghiệp ở trường E.L.A.M lại là người da màu, và 1/3 số sinh viên này là người gốc La Tinh.

“Ở Mỹ, đừng mơ nhìn thấy hiện tượng này” - Melissa Barber, một sinh viên tốt nghiệp Trường E.L.A.M quả quyết. Cựu sinh viên Melissa Barbel là một điều phối viên chương trình của Quỹ  liên tôn giáo về tổ chức cộng đồng (IFCO) có trụ sở ở khu Harlem (Mahattan, New York) chuyên tuyển dụng sinh viên Mỹ sang học tại trường E.L.A.M.

Các ứng viên ghi danh theo học phải có nền tảng khoa học ở trình độ đại học và phải có điểm G.P.A (điểm trung bình đánh giá sinh viên theo hệ thống giáo dục Mỹ) để thực hiện một buổi phỏng vấn với IFCO. Những sinh viên lọt qua vòng phỏng vấn sẽ chính thức có cơ hội được vào học ở Trường E.L.A.M.

Một buổi học tại Trường E.L.A.M

Một buổi học tại Trường E.L.A.M

Mỹ khuyến khích sinh viên đến Cuba học Y

Kể từ năm 1987, không đầy 6% sinh viên xuất thân từ các gia đình nghèo ở Mỹ được học y mỗi năm. Trong khi đó, học phí lại tăng chóng mặt; chỉ riêng năm 2016, khoản nợ học phí từ sinh viên ngành y là 190.000 USD. Phillip, sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc thế hệ đầu tiên ở Trường E.L.A.M, từng làm rất nhiều việc và vay nợ tùm lum để trang trải học phí trong thời gian học về y tế cộng đồng và sinh học tích hợp tại Trường Đại học California, Berkeley (UCB).

Sinh viên tìm hiểu về cơ thể người

Sinh viên tìm hiểu về cơ thể người

Theo nữ Nghị sỹ Karen Bass (từ California), một người ủng hộ cho E.L.A.M, cho rằng tình hình đang khó khăn nhất là chịu sự giám sát của Tổng thống Donald Trump. Được biết ngân sách giáo dục trong năm thời khóa 2019 theo ý ông Trump sẽ là cắt giảm xuống còn khoảng 48 tỷ USD dành cho sinh viên sau đại học.

Ngay từ năm 2001, lần đầu tiên Trường E.L.A.M đã chấp nhận các ứng viên sinh viên người Mỹ, tức chỉ 1 năm sau khi có đoàn đại biểu của tổ chức Congressional Black Caucus viếng thăm trường. Đại diện của tổ chức này là Bennie Thompson và Barbara Lee, đã lên đường sang Cuba nhằm thực hiện đàm phán với Bộ giáo dục Cuba về nhu cầu đào tạo bác sĩ cho các cộng đồng người da màu ở nông thôn và bàn về những vướng mắc tài chính ở những sinh viên có hoàn cảnh gia đình thu nhập thấp không đủ điều kiện để học các trường y tại Mỹ.

Trong khi một số quốc gia trả tiền cho sinh viên của họ theo học tại Trường E.L.A.M, thì lãnh tụ Cuba Fidel Castro lúc bấy giờ đã quyết định cho những sinh viên Mỹ cũng như người Haiti và sinh viên đến từ các quốc gia Phi châu nghèo khổ được đi học miễn phí.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ