'Giáo dục giọng thấp', món quà tốt nhất cha mẹ dành cho con cái

GD&TĐ - Giao tiếp với con thực ra là một bộ môn nghệ thuật. Muốn dạy con hiệu quả thì trước hết cha mẹ cần phải tự mình học cách giao tiếp và làm một tấm gương sáng cho con.

Nói với con bằng giọng nói nhẹ nhàng luôn làm con mau tiến bộ hơn quát mắng (hình minh họa).
Nói với con bằng giọng nói nhẹ nhàng luôn làm con mau tiến bộ hơn quát mắng (hình minh họa).

Sự tôn trọng đúng lúc và đúng chỗ của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ sự tự tin, động lực và nhiên liệu để trẻ có thể tiến bước trên đường đời.

Giáo dục hạ thấp giọng nói là gì?

Trẻ con phát triển theo cách nói chuyện và thói quen khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn giáo dục tác động sâu sắc hơn đến con, thì trước hết cần phải học cách trò chuyện và dạy con cách biểu đạt mong muốn của bạn thân.

Thông thường khi giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ ban đầu có thể nói một cách bình tĩnh và hợp lý. Tuy nhiên, sau đó lại thường xuyên không kiềm chế được mà để cảm xúc xen lẫn giọng nói lớn tiếng của chính mình.

Lúc này, đứa trẻ buộc phải không làm gì cả. Vì vậy chúng sẽ học cách nhìn vào khuôn mặt của người lớn, dần dần học cách lắng nghe quãng giọng và cảm xúc của người lớn để phán đoán xem sự việc đó có nghiêm trọng hay không.

Khi đó các biện pháp giáo dục như chỉ trích hoặc la mắng đều không giúp trẻ cải thiện được lỗi lầm. Ngược lại, trẻ dường như đã học được cách đối phó tìm đến phương pháp trốn tránh mỗi đợt la mắng. Tại thời điểm này, có thể cha mẹ cần phải chuyển sang phương pháp giáo dục thấp giọng. Đây mới là cách giao tiếp thông minh nhất đối với trẻ.

Giáo dục thấp giọng thực chất chính là thay đổi cách nói chuyện và cách giảng dạy con cái của chính chúng ta. Đây là một hình thức giáo dục rất khác với việc cáu kỉnh, chỉ trích hoặc la mắng.

Tác dụng của việc giáo dục con cái thấp giọng

Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng khi giải quyết cùng một sự việc, những âm điệu không giống nhau sẽ có những tác động rất khác nhau. Đối với trẻ, âm vực thấp có thể sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn. Nếu bạn thực sự muốn hướng dẫn và dạy dỗ trẻ, hãy dùng giọng nhỏ nhẹ, điều này sẽ khiến trẻ dễ dàng chấp nhận hơn.

Trong một hoàn cảnh, khi giao tiếp bằng giọng nói trầm có thể khiến con người đối phó với các vấn đề trở nên bình tĩnh và lý trí. Ngược lại, cáu gắt hay la mắng có thể làm tâm trí của trẻ bối rối nhiều hơn. Đồng thời, nói chuyện một cách bình tĩnh có thể sẽ làm giãn tuyến phòng thủ phản kháng và nổi loạn của trẻ. Điều này có lợi cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái khiến vấn đề được giải quyết dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, việc hạ thấp giọng khi phê bình sẽ khiến trẻ tập trung hơn vào những gì bạn nói làm cuộc giao tiếp sẽ có sức thuyết phục hơn. Vậy làm thế nào để giáo dục thấp giọng hiệu quả đối với trẻ nhỏ?

Giáo dục thấp giọng như thế nào?

Khi trò chuyện để giáo dục con cái, hãy nói với giọng nhỏ hơn và tập trung sự chú ý vào hành động sai mà trẻ đã gây ra. Nếu cha mẹ không dùng cách giáo dục với giọng nói lớn tiếng thì sự phản kháng của trẻ sẽ không quá rõ ràng.

Ngược lại, nếu cha mẹ cao giọng thì bầu không khí sẽ tồi tệ hơn. Cảm xúc của con cái và cha mẹ cũng sẽ dễ xúc động hơn làm ảnh hưởng các mối quan hệ trong gia đình.

Ví dụ “Mẹ yêu con rất nhiều, mẹ hiểu con lúc này đang rất tức giận, nhưng con đã làm sai và cần phải sửa lại, con đã hiểu chưa?”. Ban đầu, câu nói này thoạt nghe có vẻ không đem lại ngay kết quả, nhưng sau một thời gian trẻ sẽ hiểu được ý của cha mẹ.

Khi giải thích về một sự việc, cha mẹ hãy cố gắng nói về tình huống đó càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, nên hạn chế chỉ trích bằng những ngôn từ quá đáng rằng đứa trẻ không tốt ở chỗ này hay chỗ khác. Điều này sẽ khiến trẻ buồn và làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

Trong môi trường giáo dục trẻ, sự nổi nóng và tức giận dường như là điều rất hay xảy ra. Tuy nhiên, cha mẹ với tư cách là người thầy đầu tiên và là tấm gương của con, việc giao tiếp giảng dạy nhỏ nhẹ sẽ khiến đứa trẻ không còn cáu kỉnh và trở nên bình tĩnh hơn. Điều này có tác động đáng kể đến sự hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai.

Theo NetEase

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ