Sẽ không bao giờ để mẹ cô đơn

GD&TĐ - Cuộc sống êm đềm của Ngọc thay đổi hoàn toàn kể từ lúc cô biết mẹ của mình bị ung thư. Đó là một cú sốc đối với tất cả gia đình.

Sẽ không bao giờ để mẹ cô đơn

Lúc đầu, mọi việc có vẻ khá dễ dàng. Ngọc chỉ cần lên lịch các cuộc hẹn với bác sĩ và đưa mẹ đến bệnh viện, nói chuyện với bác sĩ,... Thời điểm đó, mẹ cô vẫn có thể thực hiện hầu hết mọi thứ một cách độc lập.

Mỗi lần đến bệnh viện, Ngọc thường để mẹ tự xoay xở, trong lúc đó, cô tranh thủ lượn lờ và thư giãn cho đến khi mẹ gọi. Theo thời gian, tình trạng của mẹ ngày càng tồi tệ hơn, đồng nghĩa với việc Ngọc sẽ phải làm nhiều việc hơn.

Mẹ gặp nhiều khó khăn khi nói chuyện, thậm chí mẹ không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Bác sĩ trấn an rằng, các phương pháp điều trị đang phát huy hiệu quả, nhưng Ngọc hiểu mẹ đang ở giai đoạn sau của bệnh ung thư, và nó đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ.

Sức khỏe ngày càng giảm sút nhưng mẹ vẫn chiến đấu đến cùng. Ngọc luôn ở bên cạnh, động viên và ủng hộ mẹ. Cô giúp mẹ đi lại một cách an toàn, cho mẹ ăn qua ống truyền và liên tục kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ.

Điều khó khăn nhất trong tất cả những điều này là mẹ ngày càng mất đi tính tự lập - điều mà mẹ rất ghét khi còn khỏe mạnh. Khi bệnh trở nên nặng hơn, mẹ quyết định làm một ca phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Đối với mẹ, ngay cả khi không có cơ hội sống sót trong ca phẫu thuật, mẹ vẫn xác định không từ bỏ. Cuối cùng, ca phẫu thuật diễn ra thành công, một bác sĩ trong ekip thực hiện đã gọi nó là một “phép màu” dựa trên tuổi tác và sức khỏe tổng thể của mẹ Ngọc.

Sau một thời gian hồi phục, mẹ cũng đã trở lại cuộc sống gần như bình thường, bất chấp việc nói chuyện còn khó khăn và vẫn không thể ăn uống được nhiều. Dù chỉ là một tiến triển nhỏ nhất cũng khiến mẹ hạnh phúc.

Thật không may, căn bệnh ung thư đã quay trở lại sau đó khoảng một năm rưỡi. Người mẹ kiên cường của Ngọc lúc này đã có những dấu hiệu kiệt sức. Nhưng một lần nữa, mẹ không chịu bỏ cuộc mà chấp nhận cuộc chiến cam go bằng các đợt hóa trị.

Tuy nhiên, lần này không còn phép màu nào nữa.

Ngọc cảm nhận được sự mệt mỏi thể hiện qua nhịp thở của mẹ. Cô cũng xác định trước tinh thần để không bị sốc. Cô thường đến bên giường, đánh thức mẹ vào buổi sáng. Họ mất rất nhiều thời gian mới có thể dìu nhau ra khỏi giường. Kể cả không còn tia hy vọng nào, Ngọc vẫn muốn đảm bảo mẹ được uống đủ thuốc và ăn uống đủ chất cho cả ngày.

Mẹ rất thương Ngọc, muốn tiếp tục cố gắng vì con gái, nhưng tất cả những gì mẹ có thể làm chỉ là nghỉ ngơi. Chăm sóc mẹ khiến Ngọc cảm thấy như một kiểu đền đáp mà cô sẽ không bao giờ có thể làm lại một cách trọn vẹn.

Chăm sóc một người có ý chí mạnh mẽ, độc lập như mẹ Ngọc càng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Sợ mẹ tủi thân, Ngọc cố gắng ở bên cạnh, trò chuyện và nhắc nhở liên tục: “Mẹ ơi, nếu có bất cứ thứ gì mẹ cần, hãy nói cho con biết, con sẽ mang đến ngay cho mẹ. Mẹ nhớ nhé, tất cả những gì mẹ cần làm chỉ là nói cho con biết”.

Thời gian chăm sóc mẹ đã cho Ngọc những cảm nhận sâu sắc. Nó khiến Ngọc thực sự đánh giá cao tất cả những gì mẹ đã làm cho cô khi còn nhỏ. Hiện tại, Ngọc chỉ có thể tập trung vào việc đảm bảo rằng những ngày còn lại của mẹ sẽ là những ngày tốt đẹp nhất có thể. Ngọc không bao giờ để mẹ cảm thấy cô đơn, vì vậy Ngọc luôn ở bên cạnh nếu biết mẹ đang cần điều gì đó. Khi đau ốm, có con gái ở bên đã mang lại cho mẹ niềm an ủi lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.