Học thêm “không chính thống” ở Triều Tiên

Học sinh Triều Tiên.
Học sinh Triều Tiên.

Trong những năm gần đây, một số HS Triều Tiên dường như trở nên giống với HS Hàn Quốc. Trong số 116 người Triều Tiên trốn ra nước ngoài được các nhà nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Seoul của Hàn Quốc phỏng vấn, 1/3 trả lời rằng họ được nhận một số hình thức GD tư nhân ở Triều Tiên.

Một số người còn cho biết chính họ đã làm gia sư riêng. Ông Cho Jeong-ah của Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc cho rằng quan điểm về GD đang thay đổi trong suy nghĩ của các phụ huynh Triều Tiên. Việc này ngày càng được xem là một đầu tư mà họ có thể tạo ra cho tương lai con em mình hơn là thứ gì đó nhận từ nhà cầm quyền.

Về lý thuyết, chi trả cho GD là điều bất hợp pháp ở Triều Tiên. Một trong những mục tiêu chính của GD phổ cập là để trẻ em thấm nhuần tư tưởng của các nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thực tế, người Triều Tiên phải trả phí cho GD phổ cập kể từ nạn đói từ những năm 90, ảnh hưởng tới việc cung cấp mọi hàng hóa công, bao gồm việc cấp thực phẩm mà sách giáo khoa miễn phí, hệ thống sưởi trong lớp học và lương GV.

HS thượng lưu được hưởng lợi từ việc học thêm

Nhiều HS phải trả tiền cho GV để họ tới lớp dạy. Nếu HS không trả được học phí, họ phải giúp GV thu hoạch mùa màng hoặc trong mùa đông phải mang củi để sưởi ấm tới lớp học. Gia sư riêng là những GV trường công đang cố gắng kiếm thêm tiền. Từ đó, việc học thêm đã trở thành một nghề tại đây với mức phí trung bình mỗi tháng cho 1 môn học là 30 USD. Chính quyền dường như “làm ngơ” trước các lớp học thêm này miễn là các bậc phụ huynh không quá lộ liễu.

Những đứa trẻ được lợi nhất từ việc dạy thêm này là trẻ em giới thượng lưu. Theo cựu nhân viên ngoại giao Triều Tiên Tha Yong-ho, các phụ huynh ở Bình Nhưỡng và thủ phủ các tỉnh sử dụng dịch vụ này để con được vào trường trung học tốt nhất. Một trong những đặc quyền của trường này là HS được miễn lao động bắt buộc, giúp họ có thể học để vào ĐH.

Môn nhạc và ngoại ngữ rất phổ biến tại các lớp học thêm vì chúng có thể giúp HS có việc làm, bằng cấp hay trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp, có cơ hội đi nước ngoài. Tiếng Trung Quốc được đánh giá cao tại các vùng gần Trung Quốc vì ngôn ngữ này giúp trong việc giao thương xuyên biên giới.

Những người trả lời phỏng vấn trên không phải là đại diện cho nhiều người Triều Tiên, họ chỉ là một nhóm thiểu số và việc dạy thêm có thể hiếm hơn so với những gì họ nói. Tuy nhiên, đối với một số phụ huynh cạnh tranh trong GD có thể khiến họ rất quan tâm như ở Hàn Quốc. Một người Triều Tiên gần đây nói trong một chương trình truyền hình rằng cô đã khiến con gái học trong ánh đèn pin khi mất điện. Một người khác cho rằng từng đánh thức cháu trai của mình lúc 4 rưỡi sáng để học từ vựng tiếng Anh.

Theo The Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.