Tiếp bài Trường học bỏ không, trẻ em đi học nhờ tỉnh khác:

Giản lược thủ tục để học sinh được đến trường

GD&TĐ - Khu phố 12 (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) được thành lập năm 1991, nằm giáp ranh với TP Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình).

Xe tải chở đất hoạt động khiến đường đi của người dân đã xấu lại càng xấu hơn.
Xe tải chở đất hoạt động khiến đường đi của người dân đã xấu lại càng xấu hơn.

Nắm được thông tin về việc hàng chục hộ dân tại một khu phố thuộc thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) vẫn còn cảnh “khát” điện, trẻ phải học “chui” trong khi trường học bị bỏ hoang, cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc để từng bước cải thiện đời sống người dân.

Vướng vị trí cắm cột, dân vẫn “khát” điện

Số báo 71, ra ngày 23/3, Báo GD&TĐ đã đăng tải thông tin phản ánh về việc 65 hộ dân sinh sống tại Khu phố 12 (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phải sinh sống trong điều kiện khó khăn.

Người dân phải mua điện giá cao, nhưng chất lượng điện luôn ở trong tình trạng phập phù, hạ tầng giao thông chưa đảm bảo ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là tình trạng dù trường học bỏ không, nhưng con em của các hộ dân phải xin nhập khẩu để đi học nhờ tại tỉnh khác.

Khu phố 12 (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) được thành lập năm 1991, nằm giáp ranh với TP Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình). Khu phố có diện tích tự nhiên khoảng 300 ha với hơn 160 ha đất nông nghiệp, còn lại là núi đá. Trong giai đoạn trước năm 2020, Khu phố 12 được công nhận là khu vực miền núi.

Dân cư bắt đầu đến đây sinh sống từ năm 1987. Với khoảng hơn 20 hộ ban đầu, đến nay, dân cư tại Khu phố 12 đã lên đến 65 hộ với 219 nhân khẩu đang sinh sống. Mật độ dân cư trong khu vực thưa thớt, thiếu kết nối với đô thị.

Hiện chỉ có 2 tuyến đường nối khu dân cư với trung tâm thị xã Bỉm Sơn. Trong đó, một tuyến đường đất 5 km nối từ khu dân cư đến Khu B - KCN Bỉm Sơn thuộc phường Bắc Sơn. Tuyến đường thứ 2 là đường cấp phối và đường đất nối với phường Đông Sơn (thuộc khu vực mỏ đá).

Liên quan đến vấn đề điện sinh hoạt, thông tin từ UBND thị xã Bỉm Sơn cho biết, Khu phố 12 được chia làm 3 tổ an ninh xã hội. Trong đó, có 2 tổ đang sử dụng nguồn điện của tỉnh Ninh Bình và 1 tổ sử dụng chung nguồn điện với Khu phố 10 (phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn). Khu phố 12 có bán kính cấp điện quá dài, điểm đấu nối lại ở cuối nguồn.

Nhiều hộ dẫn sau công tơ dài 1 km, dây dẫn chắp vá, không đảm bảo an toàn nên chất lượng điện năng không đảm bảo, nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong vận hành cấp điện.

Nhất là trong thời gian cao điểm người dân không sử dụng được các thiết bị. Trong khi đó, giá điện cao hơn giá điện quy định (từ 2.800 đồng - 4.000 đồng/kWh).

Trước những phản ánh của người dân về vấn đề điện sinh hoạt, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14529/UBND-CN giao Sở Công Thương và Công ty Điện lực Thanh Hoá đấu nối với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc để bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư công trình cấp điện cho Khu phố 12 trong quý IV/2022.

Đến nay, Điện lực thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng phương án, lập mặt bằng tuyến điện cấp vào khu vực và được Công ty Điện lực Thanh Hoá chấp thuận, trình Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phê duyệt.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc sau đó đã giao Công ty Điện lực Thanh Hoá triển khai danh mục đầu tư cấp điện phục vụ nhu cầu sử dụng điện phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.

Dự án có quy mô 4,276 tỷ đồng, gồm 52 vị trí cột với chiều dài gần 3,9 km đường dây 35 kV sử dụng dây AC70/11; 1 trạm biến áp 180 kVA – 35/0,4kV; 72 vị trí cột với chiều dài gần 2,5 km đường dây 0,4 kV, sử dụng cáp vặn xoắn ABC 4x95.

Theo lộ trình, việc đóng điện dự án sẽ được hoàn thành trước ngày 22/1/2023 (trước Tết Nguyên đán) nhưng hiện tại vẫn chưa hoàn thiện xong.

Về nguyên nhân của việc chậm trễ này, bà Phạm Thị Nhâm (Trưởng Khu phố 12) cho biết, đến thời điểm hiện tại, còn 2 hộ dân vẫn còn vướng mắc liên quan đến vị trí dựng cột điện nên việc kéo điện về khu phố vẫn chưa hoàn thành.

Cuộc sống của người dân ở Khu phố 12 sẽ có đổi thay trong thời gian tới.

Cuộc sống của người dân ở Khu phố 12 sẽ có đổi thay trong thời gian tới.

Tạo điều kiện để trẻ được học tập

Hiện tại, trên địa bàn Khu phố 12 có một trường mầm non để phục vụ nhu cầu gửi trẻ của người dân. Tuy nhiên, trường mầm non này hiện đã đóng cửa và bỏ không, trong khi con em của người dân có nhu cầu sẽ phải sang phường Nam Sơn (TP Tam Điệp, Ninh Bình) để gửi trẻ.

Nguyên nhân được đưa ra là do số lượng học sinh ít, thu nhập của giáo viên trông trẻ không được đảm bảo.

Trong khi đó, với những bậc học như tiểu học, THCS, đa số người dân ở Khu phố 12 đều cho con em sang học tại các trường thuộc phường Nam Sơn (TP Tam Điệp, Ninh Bình).

Để có thể theo học tại đây, nhiều phụ huynh đã thực hiện chuyển khẩu cho trẻ sang nhà người thân để “lách” quy định. Nguyên nhân được đưa ra là do điều kiện đường xá chưa đảm bảo, trường học ở xa nên gây khó khăn cho việc đến trường của trẻ.

Bà Vũ Thị Tam Thảo (Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sơn, Ninh Bình) cho biết, trước đây có quy định nếu trẻ tại Thanh Hóa có nhu cầu học tập tại trường thì cần phải có các giấy tờ pháp lý như phải có hộ khẩu hoặc tạm trú trên địa bàn phường Nam Sơn.

“Tuy nhiên, giờ đây, người dân chỉ cần hộ khẩu gốc của trẻ và xác nhận bố mẹ trẻ đang làm việc trên địa bàn phường Nam Sơn là nhà trường đã có thể tiếp nhận trẻ được rồi”, bà Thảo thông tin.

Với những trường hợp phụ huynh trẻ không làm việc trên địa bàn phường Nam Sơn, bà Thảo nói: Theo quy định, nhà trường không được phép tiếp nhận.

Với bậc tiểu học, ông Phạm Sơn Thu (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Ninh Bình) thông tin, hiện quy định tiếp nhận trẻ từ Thanh Hóa sang học tập tại nhà trường không còn quá ngặt nghèo. Theo đó, trẻ sẽ không cần phải chuyển khẩu mà chỉ cần có xác nhận tạm trú dài hạn (sổ KT3) là có thể được nhận và học tập tại nhà trường.

“Hiện nhà trường có khoảng 789 học sinh với 22 lớp học và đang tiến hành xây mới thêm 8 phòng học nữa nên việc tiếp nhận các em học sinh từ Thanh Hóa sang phía nhà trường vẫn đảm bảo không bị quá tải.

Chúng tôi cũng nắm được thông tin về nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh phải đưa trẻ sang học tập tại tỉnh Ninh Bình nên nhà trường cũng tạo điều kiện hết sức để trẻ có thể học tập”, ông Thu cho biết.

Ở cấp học THCS, ông Nguyễn Văn Chiến (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Ninh Bình) cũng cho biết, số lượng học sinh từ Thanh Hóa sang học tập tại trường là không nhiều. Với các thủ tục liên quan đến đầu vào, Trường THCS Lê Lợi sẽ tiếp nhận thông qua sổ KT3 và tạo điều kiện hết sức cho các em học sinh có thể an tâm theo học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.