Giám thị tuyệt đối không được để lọt đề thi ra ngoài

GD&TĐ - Chiều ngày 15/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018 tại 5 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì tại điểm cầu ĐH Đà Nẵng. Thứ trưởng nhấn mạnh, cán bộ coi thi phải lưu ý, tuyệt đối không được để lọt đề ra ngoài phòng thi.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Đà Nẵng
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Đà Nẵng

Cần có quy định phối hợp rõ ràng giữa Sở và các trường ĐH

Vấn đề phối hợp giữa các Sở GD&ĐT trong điều động, bố trí giảng viên coi thi, tập huấn quy chế thi, quy định hỗ trợ công tác phí cho giảng viên đi coi thi tại các địa phương… được đại diện các trường ĐH, CĐ tại điểm cầu ĐH Đà Nẵng đề cập nhiều.

Theo PGS.TS Phan Minh Đức – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa thì nhà trường được tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ rất tốt các chế độ cho giảng viên làm công tác coi thi, kề cả công tác tiền trạm. “Trường ĐH Bách khoa cũng tổ chức công tác tập huấn, phổ biến quy chế thi cho các giảng viên làm công tác thi THPT quốc gia tại trường, trong đó đặc biệt lưu ý những điểm mới, nhấn mạnh đến những tình huống trong khi coi thi”.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Minh Đức thì kỳ thi THPT quốc gia 2017, có thể do Quảng Ngãi khoán kinh phí cho các điểm thi, một số địa điểm thi vì kinh phí eo hẹp nên tiết kiệm, có hạn chế một số thứ như phù hiệu các chức danh bị thiếu. Năm nay, Quảng Ngãi đã rút kinh nghiệm vấn đề này, việc chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện như máy in… đã tốt hơn.

Đại diện ĐH Huế cho rằng, việc tập huấn quy chế coi thi của các trường ĐH, CĐ phối hợp nên có sự tham gia của đại diện Sở GD&ĐT chủ trì. Đại diện trường ĐH Nha Trang cũng kiến nghị cần phải có quy định rõ ràng trong tổ chức quán triệt quy chế thi vì nếu phối hợp không tốt thì sẽ rất ảnh hưởng đến kỳ thi. Về phụ cấp coi thi, theo đại diện của ĐH Nha Trang thì hiện nay, nhà trường đang hỗ trợ trên cơ sở tùy theo năng lực của trường chứ cũng không có căn cứ cụ thể hay có quy định nào thì các trường sẽ thuận lợi hơn.

Đại diện Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng nêu thực trạng, năm 2017, Sở GD&ĐT Quảng Nam chỉ gửi danh sách cách điểm thi, nhà trường căn cứ vào đó để chủ động phân công giảng viên đi coi thi nên rất thuận tiện cho giảng viên. Năm nay, Sở GD&ĐT Quảng Nam lại chủ động phân công trên cơ sở danh sách giảng viên tham gia làm nhiệm vụ coi thi nên cũng không phù hợp với điều kiện cá nhân của giảng viên, không thuận tiện trong đi lại.

“Do vậy, sang năm nên giao lại cho trường ĐH chủ động bố trí giảng viên làm nhiệm vụ tại các điểm thi”. Cũng đồng quan điểm như vậy, PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng cho biết, nhà trường có những giảng viên phải làm nhiệm vụ coi thi tại điểm thi chỉ cách biên giới Lào 2 km nhưng giảng viên này lại không có xe ô tô nên rất bất tiện trong di chuyển. Nếu trường ĐH chủ động phân công giảng viên thì sẽ hợp lý hơn trong bố trí.

Cần có cơ chế ràng buộc trong dự kiến điểm chuẩn
PGS. TS Phan Minh Đức tin tưởng rằng, với kinh nghiệm trong việc tạo điều kiện cơ sở vật chất cho thí sinh đăng ký lại nguyện vọng, truyền thông, công bố điểm thi.. nên năm nay sẽ tốt hơn lên.

Tuy nhiên, đại biểu đến từ các cơ sở giáo dục ĐH và CĐ có đào tạo ngành sư phạm đều cho rằng, cần có cơ chế ràng buộc các trường trong nhóm xét tuyển chung để tránh tình trạng có một trường nào đó thay đổi ngưỡng đảm bảo chất lượng, gọi quá nhiều thí sinh vào những phút cuối thì sẽ ảnh hưởng đến cả nhóm xét tuyển vì có biến động lớn.  đã có kinh nghiệm nên chắc sẽ tố hơn lên
Tình huống một trường gọi nhiều quá thì sẽ ảnh hưởng đến nhóm xét tuyển vì có biến động lớn.

Đại diện ĐH Huế cho rằng  nên thành lập một nhóm xét tuyển chung cho các cơ sở giáo dục ĐH cụm miền Trung. Ngoài ra, trường nào điểm xét tuyển cao nên công bố sớm, thuận lợi cho trường ở dưới. “Do đây là năm đầu tiên các trường tự xác định điểm năng lực đầu vào, chưa có kinh nghiệm nên chỉ căn cứ vào mức của năm ngoái, việc lọc ảo là khó, nếu vượt mức cho phép thì bị Bộ “tuýt còi, làm thận trọng thì lại ko đủ chỉ tiêu” – vị này cho biết.

PGS.TS Võ Văn Minh – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT nên giám sát ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường có đào tạo sư phạm không nằm trong hệ thống 7 trường sư phạm trọng điểm.

Đại diện trường CĐSP Quảng Trị kiến nghị Bộ giao cho các trường chủ động trong phân bổ chỉ tiêu cho từng ngành cụ thể. Ví dụ như Sở GD&ĐT chỉ báo cáo nguồn nhân lực cho bậc mầm non chỉ căn cứ trên các trường công lập chứ ko có các trường tư thục, trong khi ngành mầm non là ngành học mà xã hội có nhu cầu cao nhưng nhà trường được phân bổ chỉ tiêu rất ít.

PGS.TS Huỳnh Công Phát – Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ thông tin, ĐH Đà Nẵng cho rằng cần phải hạn chế sự thay đổi tỉ lệ gọi tăng của các trường trong nhóm xét tuyển chung vào phút cuối để tránh sự biến động lớn trong nhóm.

“Như năm 2017, chúng tôi chạy lọc ảo 5 – 6 lần mới xác định điểm sàn, khi SV nhập học thì dư 18% so với chỉ tiêu, tỉ lệ thì 18% nhưng thực ra là chỉ có 16 em thôi. Chỉ tiêu tuyển sinh thấp thì rất dễ vượt 10% dù số lượng vượt ko nhiều. Các trường top dưới rất bị động trong xác định chỉ tiêu nếu một số trường ở top trên thay đổi” – PGS Huỳnh Công Phát nhận xét.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ