Năm 1939, kỹ sư người Nga - Valentina Kirlian và vợ tiến hành nghiên cứu việc chữa trị bằng liệu pháp điện. Vô tình họ quan sát thấy có một tia chớp sáng xuất hiện giữa da của bệnh nhân và điện cực của máy. Họ chụp hiện tượng này và thu được trên ảnh một ánh sáng kỳ lạ.Thích thú vì hiện tượng lạ lùng này, Kirlian cùng vợ tiếp tục tiến hành các thí nghiệm. Trong đó, ông để phim chụp ảnh đặt trên đầu trang của một tấm dẫn điện và dùng dây dẫn khác gắn vào một bàn tay, một chiếc lá hoặc nguyên liệu sống khác.
Các dây dẫn đã được thúc đẩy bởi một nguồn năng lượng điện áp cao, từ đây sản xuất ra các hình ảnh của đối tượng được bao quanh bởi một hào quang ánh sáng.
Cuối cùng hai vợ chồng đã tạo ra một phương pháp chụp hình mới cho phép con người ghi lại nguồn năng lượng trong các cơ thể sống, gọi là hào quang. Kirlian tin rằng, hình ảnh được ông ghi lại có thể mô tả một lĩnh vực năng lượng mới vô cùng bí ẩn.
Trong các bức ảnh xuất hiện ánh sáng lạ lùng.
Khi ấy, hai nhà nghiên cứu người Mỹ là Lynn Schroeder và Sheila Ostrander đã xuất bản một cuốn sách mang tên: “Psychic Discoveries Behind the Iron Curtain” trong đó đề cập những lợi ích từ việc chụp ánh hào quang với phương pháp Kirlian. Những màu sắc và cường độ sáng tối của vòng hào quang này có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe, bệnh tật, tâm tư, tình cảm hay phản ánh tư tưởng, ký ức và nguyện vọng của mỗi người. Đây lđược coi là một nguồn năng lượng mang thông tin quý giá.
Từ đây, phương pháp chụp Kirlian đã được nghiên cứu rộng rãi khắp thế giới trong những năm 1970. Tới năm 1975, nhà khoa học Victor Adamenko đã viết một luận án phân tích hào quang trong các bức hình Kirlian và thu được nhiều kiến thức hấp dẫn.
Hào quang của con người
Các thí nghiệm của Adamenko đã cho thấy sự thay đổi hào quang liên quan tới sức sống của vật thể. Điển hình là khi dùng phương pháp Kirlians để chụp hai lá cây khác nhau, một lá đang ở trên cây và một lá vừa được ngắt ra khỏi cành.
Một số nhà khoa học còn tiến hành nghiên cứu hào quang trong các bức ảnh để phân tích sức khỏe con người. Họ chụp hai bức ảnh của cùng một người nhưng ở những trạng thái khác nhau.
So sánh ánh sáng tỏa ra giữa hai trái táo khác nhau.
Bức thứ nhất chụp lúc người ấy đang ở trạng thái bình thường, còn bức ảnh thứ hai chụp lúc người đó đang ở trạng thái kích động. Hình ảnh hào quang đã thay đổi khác đi rõ ràng khi ở bức 2, ánh sáng trở nên đậm hơn nhiều.Nhiều nhà khao học lý giải, hào quang mà phương pháp Kirlians ghi lại chính là điện sinh học của các cơ thể sống. Dòng điện này xuất phát từ hàng tỷ tế bào, mỗi tế bào là một viên pin sống.
Dòng điện này có nhiệm vụ truyền theo các dây thần kinh để ra lệnh cho các cơ quan hoạt động. Tuy nhiên chúng vô cùng yếu và chỉ có thể được nhìn thấy qua phương pháp chụp ảnh lý thú này.
Có thể chụp ảnh linh hồn?
Một số nhà nghiên cứu tâm linh lại cho rằng, ánh sáng trong những bức ảnh mà phương pháp Kirlian ghi lại chính là các linh hồn của sinh vật. Một số nhà tâm lý đã cố gắng chứng minh có một linh hồn ở trong não của chúng ta, điều khiển mọi hoạt động, nhận thức mọi thứ và có thể thoát ra ngoài khi thân xác hữu cơ mất đi.
Liệu có thể dùng phương pháp này để chứng minh sự tồn tại của các hồn ma?
Các nhà khoa học như Beverly Rubik đã đưa ra ý tưởng về một linh hồn con người được phá hiện qua các bức ảnh Kirlian. Ông cố gắng giải thích ánh sáng trong bức ảnh bằng khái niệm khí, một năng lượng được tạo ra từ linh hồn theo quan niệm của người Trung Quốc.