Cập nhật chương trình đào tạo
Để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh (Khoa Quản lý Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nhấn mạnh là đổi mới công tác tuyển sinh. Theo đó, nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào luôn là vấn đề được các trường đại học đặc biệt quan tâm. Do đó, làm tốt công tác quản lý tuyển sinh trong đào tạo sau đại học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
PGS Nguyễn Xuân Thanh cho rằng, quản lý công tác tuyển sinh là việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của hệ thống, của cơ sở, nhà trường trong quá trình đào tạo. Đó chính là quá trình các cơ sở đào tạo tuyển chọn người học có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của ngành nghề đào tạo. Với việc tuyển chọn đúng người học, được thể hiện qua năng lực và phẩm chất của người học sau khi được đào tạo, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài với công tác quản lý giáo dục.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tuyển sinh sẽ giúp cho việc thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, bảo đảm tính minh bạch, chính xác, khách quan và công bằng. Bên cạnh đó, các trường cần làm tốt công tác truyền thông để mở rộng đối tượng tuyển sinh. Trên cơ sở đó, các trường mở rộng quy mô đào tạo trong bối cảnh có nhiều sự cạnh tranh giữa các các cơ sở đang đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục hiện nay.
Ảnh minh họa/ INT |
Tự chủ tuyển sinh
Theo PGS Nguyễn Xuân Thanh, đào tạo sau đại học là loại hình cao nhất trong hệ thống GD-ĐT ở nước ta. Đối với chuyên ngành quản lý giáo dục, đào tạo sau đại học là nhu cầu tất yếu khách quan cần được quan tâm đặc biệt, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong quản lý giáo dục. Việc xác định rõ nội dung chương trình đào tạo phân tầng kiến thức ở các bậc học, xây dựng hệ thống giáo trình tài liệu tham khảo, đáp ứng nội dung chương trình đào tạo là vấn đề nền tảng, cốt lõi bảo đảm chất lượng đào tạo.
Nội dung các chương trình phải bảo đảm tính thời sự, cập nhật những thông tin mới nhất. Tập trung giải quyết các vấn đề đang nổi lên của thực tiễn công tác quản lý giáo dục các cấp. Yêu cầu này đòi hỏi quá trình tổ chức đào tạo cần phải phát huy được tính sáng tạo của người học. Người học phải thay đổi nhận thức, quan niệm về quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Phương pháp đào tạo trình độ thạc sĩ cũng cần được đổi mới theo hướng tăng cường phương pháp tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo, nhà khoa học kinh nghiệm. Người học được rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát huy tư duy, sáng tạo trong phát hiện, giải quyết vấn đề chuyên môn.
Quá trình xây dựng nội dung đào tạo, các cơ sở đào tạo phải chú ý giảm tối đa việc dạy lý thuyết, xác định tỷ trọng lý thuyết và thực hành đối với từng chuyên đề học. Người học được tăng cường thực hành, thực tế đối với các môn học chuyên môn của chuyên ngành đào tạo.
Dẫn giải từ thực tế, TS Dương Minh Quang - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Định hướng đổi mới công tác tuyển sinh sau đại học gồm 3 nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, đổi mới những vấn đề về nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm nhưng không giảm về quy mô về chất lượng. Thứ hai, bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng. Các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình và bước đi phù hợp. Thứ ba, theo huớng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo”.
Cùng với đó, học viên cao học vẫn có quyền được xét tham gia các học bổng khuyến khích học tập như sinh viên đại học. Mặt khác, rà soát các chương trình đào tạo và có sự tiếp cận theo xu hướng khu vực và quốc tế, có thể mua lại bản quyền các chương trình đào tạo quốc tế của các quốc gia phát triển.
TS Dương Minh Quang