Những cách từ chối cho vay tiền khéo léo, không làm mất lòng ai

Thay vì làm người cả nể không thể từ chối các yêu cầu vay tiền từ người khác dù bản thân không thoải mái thì bạn hãy học các mẹo giao tiếp khéo léo này không mất lòng người kia.

Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh cho người thân bạn bè vay tiền nhưng ngại đòi? Bạn đã bao giờ rơi vào tình cảnh vẫn cho người khác vay dù biết họ sẽ "quên" không trả?

Bạn có bao giờ mặc dù chẳng dư giả gì vẫn "cắn răng" cho người khác vay tiền còn bản thân lại chẳng có tiền mà tiêu? Người ta gọi bạn là người cả nể, mà người cả nể rất thường bị lợi dụng, bị "chơi xấu".

Vậy nên, sống trên đời bạn phải biết lúc nào nên cho vay tiền và lúc nào nên từ chối. Còn nếu bạn sợ mất lòng người khác thì dưới đây là những mẹo từ chối vô cùng khéo léo mà bạn nên ghi nhớ.

hwayoung-1
Nguyên tắc đầu tiên: Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái bị áp lực

Cho vay tiền hay không là phụ thuộc vào bạn, là quyết định của bạn, là sự tự nguyện của bạn. Đừng tự trói bản thân với suy nghĩ phải cho người khác vay vì nếu không họ sẽ ghét mình, và cũng đừng dồn bản thân vào chân tường với những áp lực bắt buộc phải cho người khác vay tiền vì đó là quyết định của riêng bạn và không có ai có thể bắt ép thúc giục bạn.

Cho người khác vay tiền là tốt, đó là xuất phát từ lòng tốt từ tình cảm của bạn đối với người kia nhưng hãy nhớ rằng đó không phải nghĩa vụ, bổn phận hay trách nhiệm của bạn.

Hãy tốt đúng lúc và đúng người. Hãy cho vay tiền nếu đó là người xứng đáng được nhận lòng tốt đó từ bạn. Hãy cho vay tiền nếu bạn đủ khả năng, dư giả và ở trong tâm thế thoải mái.

cach-tu-choi-cho-vay-tien-kheo-leo
Nguyên tắc thứ 2: Không bao giờ hứa hẹn nếu bạn biết bản thân khó lòng mà thực hiện được
Khi bạn không đủ dư giả để cho người khác vay tiền hãy nói 1 cách thẳng thắn đừng hứa rằng ngày này mình có tiền sẽ cho vay,... bởi bạn sẽ vô tình tạo ra sự mong đợi trong tâm trí người kia. Nhỡ đâu đến lúc đó bạn không có tiền cho người kia vay thì bạn lại 1 lần nữa đánh sập hy vọng mong đợi ở người đó, thậm chí người đó sẽ cho rằng bạn trêu đùa họ, họ sẽ không tin bạn nữa.

Vậy nên đừng hứa hẹn nếu biết bản thân không thể làm được.

Nguyên tắc thứ 3: Trả lời sau 24 giờ

Nếu thấy bản thân còn phân vân về việc có nên cho vay tiền hay không đặc biệt là khoản tương đối thì bạn nên dành thời gian suy nghĩ thấu đáo và chuẩn bị. 

cach-tu-choi-cho-vay-tien-kheo-leo-1
Nguyên tắc thứ 4: Nói 1 cách dứt khoát và ngắn gọn

Khi được người khác vay tiền bạn thường nghĩ cần có 1 lý do hoàn chỉnh để từ chối vì muốn người đó hiểu cho mình tuy nhiên "nói dài nói dai thành nói dại". Đừng quá lan man sẽ khiến người kia cảm giác bạn không thành thật. Tốt nhất hãy tránh việc dài dòng mà hãy nói 1 cách ngắn gọn, và dứt khoát.

Đôi khi nói quá nhiều cũng sẽ khiến người khác cảm thấy họ vẫn có hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ bạn. Vậy nên, nếu cảm thấy bản thân không đủ khả năng hay vì 1 lý do cá nhân nào đó hãy nói thật thẳng thắn ngắn gọn và vui vẻ.

Nguyên tắc thứ 5: Không được tạo ra ngoại lệ

Nếu bạn cảm thấy bản thân chưa sẵn sàng cho các khoản vay của bạn bè, họ hàng hay người thân thì đừng tạo ngoại lệ. Ví dụ bạn từ chối cho người này vay nhưng lại đồng ý cho người kia vay sẽ tạo nên hiềm khích ngầm rất nguy hiểm đến mọi mối quan hệ.

Điều mà bạn cần phải ghi nhớ khi sống rằng đừng bao giờ để người khác bạn có tiền, nhiều tiền bởi khi đó họ sẽ không ngần ngại mà vay mượn bạn và có khả năng khất nợ lâu dài.

Còn nếu ai vô tình biết được bạn có tiền và muốn vay mượn thì hãy nói rằng đây là tiền thuộc "quỹ khẩn cấp" của bạn và bạn ngại cho vay vì muốn tránh người kia cảm thấy tội lỗi khi mà đến lúc bạn cần mà người đó không kịp trả, mong người đó sẽ thông cảm.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.