7 sai lầm giao tiếp dễ khiến bạn mất điểm nghiêm trọng, cả đời không khá lên được

7 sai lầm giao tiếp dễ khiến bạn mất điểm nghiêm trọng, cả đời không khá lên được

Kiểm soát đối phương

Một cuộc hội thoại cần có sự trao đổi cân bằng giữa hai người. Nếu bạn cố kiểm soát đối phương, chỉ càng nhận lại sự ác cảm mà thôi. Những biểu hiệu của việc kiểm soát trong giao tiếp là ra yêu cầu, ép người khác làm theo ý mình, kiểm soát toàn bộ chủ đề cuộc trò chuyện,...

Trả lời cụt ngủn

Trả lời cụt sẽ ngủn khiến đối phương bối rối, không biết phải đáp lại thế nào và muốn chấm dứt cuộc trò chuyện. Bởi những câu trả lời như thế này là dấu hiệu của sự buồn chán, khó chịu, kém hứng thú. 

Dưới đây là một số kiểu trả lời cụt ngủn gây mất hứng trong giao tiếp, nên tránh: Oke; Ừ; Không; Được; Sao cũng được;..

Không chân thành

Chân thành thể hiện sự thiện chí trong giao tiếp. Nếu bạn không có điều này, người khác sẽ rất dễ phát hiện bạn không thật lòng với họ. 

Một số biểu hiện của việc không chân thành là giả vờ biết việc bạn không biết, khen không thật lòng, nói dối "vô hại".

Chỉ tập trung vào bản thân

Cuộc hội thoại luôn cần có sự tương tác từ 2 phía. Chẳng ai muốn nói chuyện với người chỉ xoay nói về bản thân. Nên nhớ, mỗi người đều có hai tai và một miệng, vậy nên hãy lắng nghe gấp đôi nói chuyện một cách chăm chú. Đợi khi đối phương nói hết, bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình.

Cố kéo dài cuộc trò chuyện

Cuộc trò chuyện tốt sẽ bắt đầu và kết thúc một cách tự nhiên. Đừng cố gắng kéo dài bằng những tình tiết rườm rà, lạc đề hay cung cấp quá nhiều thông tin thừa.

Ra vẻ như chuyên gia

Không biết, hãy dựa cột mà nghe. Ra vẻ mình như một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn không biết quá rõ sẽ khiến bản thân trở nên lố bịch. Tốt nhất, dù bạn có hiểu biết về vấn đề đó hay không, hãy nói chuyện thật dễ hiểu. 

Tránh dùng những thuật ngữ phức tạp, phán xét, dùng từ ngữ quá dài dòng, giả vờ khiêm tốn nhưng thực chất là khoe khoang,..

Nói lời sáo rỗng

Bạn có thể không biết nói hay làm gì khi ai đó gặp vấn đề, rắc rối. Bạn có thể im lặng, thay vì nói những lời sáo rỗng như: Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi; Chuyện gì cũng có lý do của nó; Đâu rồi sẽ có đó...

Câu văn nghe có vẻ tử tế, nhưng rất sáo rỗng, không có ý nghĩa thiết thực. Tốt nhất, hãy đưa cho họ lời khuyên, hoặc nói: Mình thật sự không biết phải nói gì, nhưng mình đang lắng nghe; Nghe có vẻ khó khăn quá. Mình có thể giúp gì được không?;  Bạn có muốn nghe gợi ý của mình không? Mình có thể động viên bạn nếu bạn cần.

Một số lời khuyên trong giao tiếp khiến bạn có giá hơn:

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

1. Kiểm tra thông điệp cẩn thận: Điều quan trọng nhất trong giao tiếp là truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu. Có những việc bạn biết, nhưng người khác thì không, tốt nhất hãy khiêm tốn.

2. Chọn lọc từ ngữ cẩn thận: Đừng tham dùng thành ngữ, tục ngữ hay những từ có tính chất tượng hình ẩn dụ nếu không muốn bị hiểu sai.

3. Nghỉ ngơi một lát: Hãy tạo cho cuộc hội thoại một quãng nghỉ, đặc biệt là khi những tranh chấp căng thẳng xảy ra để tránh mạt xát, nói với nhau những lời khó nghe.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ