GD ĐH nước ta hiện nay, cần những quy định về giảng viên và hiệu trưởng sát với thực tế

GD ĐH nước ta hiện nay, cần những quy định về giảng viên và hiệu trưởng sát với thực tế

(GD&TĐ) - Sau khi Dự thảo Luật Giáo dục Đại học đưa ra tiêu chuẩn giảng viên đại học, cao đẳng. Theo đó, giảng viên cao đẳng, đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhưng cũng có ý kiến chưa đồng tình với tiêu chuẩn này và cho rằng giảng viên đại học phải có trình độ thạc sĩ trở lên.

Liên quan đến chất lượng giảng viên, GS. Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng cho rằng nên kéo dài thời gian công tác cho các đối tượng có trình độ tiến sĩ hoặc học hàm PGS, GS vì tỉ lệ giảng viên có trình độ cao hiện nay còn rất thấp, việc đào tạo bổ sung không kịp số người về hưu. 

(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng số giảng viên đại học, cao đẳng ở nước ta đến nay là 77.500 người, trong đó giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 10% và giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Như vậy còn khoảng 50% giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học chưa có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ. Mới đây, kết quả điều tra của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết 50 của Quốc hội khóa 12 về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT đã phải cho dừng tuyển sinh nhiều ngành do không đủ điều kiện tối thiểu về số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (mỗi ngành chỉ cần có 1 Tiến sĩ và 3 Thạc sĩ. Nhiều cơ sở giáo dục đại học lúc mở ngành đăng ký đủ số lượng giảng viên theo quy đinh nhưng trong quá trình đào tạo đã không giữ được số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ).  

 Ghi nhận những phản hồi tích cực này, để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo chất lượng giảng viên ngày càng được nâng cao, điều 53 của Dự thảo 3 qui định “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ cao hơn trình độ được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật giáo dục làm giảng viên”. Khoản 6 Điều 10 dự thảo Luật giáo dục đại học quy định chính sách của Nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên: “Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ và chức danh giáo sư, phó giáo sư của các cơ sở giáo dục đại học”. Dự thảo Luật cũng quy định chính sách thu hút, kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, để tiếp tục làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học: “Giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ công tác trong cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu giảng viên có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu” (Điều 55 dự thảo 3).

  Cũng như vậy, về chức vụ Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, Dự thảo 3 của Luật Giáo dục Đại học không còn qui định cứng tuổi bổ nhiệm của hiệu trưởng các trường ngoài công lập. Điều này được điều chỉnh bởi điều lệ và qui chế hoạt động của nhà trường. Việc qui định nhiệm kỳ hội đồng quản trị theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục tư thục cũng đã rút ra khỏi dự thảo. Điều 20 của dự thảo đưa ra những qui định chung về trách nhiệm của hiệu trưởng là quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc công nhận (đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập).

 Từ thực tế đang diễn ra ở nhiều trường đại học và cũng từ thực tế điều hành ở Viện Đại học Mở Hà Nội chúng tôi thấy, các PGS, GS thực sự là vốn quý, đây là nguồn tài nguyên nhân lực chất lượng cao, nếu không tận dụng thì thật là lãng phí. Thêm nữa, qui định cứng trong Luật Giáo dục Đại học là giảng viên đại học phải có trình độ Thạc sĩ trở lên thì khi Luật có hiệu lực sẽ có khoảng 50% số cán bộ giảng dạy hiện nay không được dạy, đồng nghĩa với việc giảm 50% qui mô đào tạo. Vậy nên những thay đổi của Dự thảo Luật Giáo dục Đại học lần này đã thể hiển đầy đủ hay nói cách khác là đã hợp lý hóa những quy định về giảng viên và hiệu trưởng cho sát với thực tế giáo dục đại học nước ta hiện nay.

TS. Lê Văn Thanh 

(Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.