Gặp cô sinh viên nghèo với mơ ước làm phiên dịch viên

GD&TĐ - Thời gian thoi đưa, thắm thoắt đã 20 năm trôi qua, cô bé Hoa đen nhẻm, bé xíu ngày nào nay đã là sinh viên giỏi của Học viện Tài chính Kế toán.

Vũ Thị Hoa - Tấm gương sáng trong phòng trào khuyến học của xã Ngô Quyền
Vũ Thị Hoa - Tấm gương sáng trong phòng trào khuyến học của xã Ngô Quyền

Vượt lên hoàn cảnh

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã Ngô Quyền (Thanh Miện, Hải Dương), Vũ Thị Hoa – Sinh viên năm thứ 2 ngành Ngôn ngữ Anh (Học viện Tài chính Kế toán) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào khuyến học của địa phương.

Bà con lối xóm ai nấy đều khen Hoa là một cô bé giàu nghị lực, vượt khó vươn lên học giỏi.

Là con thứ 2 trong gia đình có 5 chị em gái, từ nhỏ Hoa đã ý thức được việc học quan trọng như thế nào đối với cuộc sống.

Hoa tâm sự: “Mỗi lần nhìn thấy bố mẹ làm việc quần quật ngoài đồng ruộng, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn, em thấy thương bố mẹ vô cùng. 

Điều ấy đã tạo động lực để em quyết tâm vươn lên trong học tập. Và chỉ có con đường học tập mới thoát khỏi cảnh “chân lấm tay bùn” và không phụ lòng bố mẹ”.

Từ suy nghĩ đó, Hoa đã chăm chỉ học hành. Kết quả, 12 năm liền Hoa đều là học sinh giỏi toàn diện. Những năm học THCS và THPT em đều nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh, Ngữ văn và đoạt giải khuyến khích.

Bước vào giảng đường đại học, mục tiêu ban đầu của Hoa là giành được học bổng của trường để không phải xin bố, mẹ đóng tiền học phí. Sau những nỗ lực cố gắng, Hoa đã trở thành một trong số ít sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh được học bổng.

Đặc biệt, mới đây em còn là một trong 65 gương mặt sinh viên xuất sắc được nhận học bổng “Thắp sáng tương lai” với số tiền là 10 triệu đồng.

Hoa tâm sự: Em sẽ mua quà tặng bố mẹ. Số tiền còn lại em sẽ để đóng học phí và học thêm tiếng Anh hoặc có thể kết hợp với bạn bè để kinh doanh gì đó để có thêm thu nhập và tự lập cuộc sống.

Làm thêm để có tiền đi học

Hiện nay, mỗi tháng bố mẹ chu cấp cho Hoa 500.000đ. Tuy nhiên có tháng đủ, tháng không. Cuộc sống nơi đô thành với biết nhiêu khoản chi tiêu đắt đỏ. 

Vậy là để có tiền đi học, ngày thứ Bảy và Chủ nhật, Hoa nhận đi dạy gia sư. Có thời gian là Hoa lại đi làm thêm, từ việc bán hàng thuê, bồi bàn và tiếp thị.

- Làm thêm như vậy có ảnh hưởng đến việc học không? – Tôi hỏi.

- Làm gì thì làm, với em việc học vẫn là ưu tiên số 1. Trên lớp em chú ý nghe giảng về nhà em dành khoảng 2 tiếng đồng để đọc lại tài liệu và tổng hợp lại kiến thức trên lớp. Như thế sẽ không bị rỗng kiến thức và mới yên tâm để đi làm thêm” – Hoa cười và nói.

Ước mơ làm phiên dịch viên

Nói về dự định trong tương lai, Hoa thổ lộ: Em mơ ước sau này sẽ là một phiên dịch viên để đi đây, đi đó. Được đi nhiều nơi sẽ cho em thêm nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng mềm mà ở trường, lớp, thầy cô không thể dạy được.

Tuy nhiên trước mắt em sẽ quyết tâm học thật giỏi để có tấm bằng đỏ sau khi tốt nghiệp. Ra trường rồi em sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ làm phiên dịch viên của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...