Gần 129 triệu ca mắc nCov, 14 nước lên tiếng về việc điều tra nguồn gốc Covid-19

GD&TĐ - Theo trang Worldometer, ngày qua (30/3), thế giới ghi nhận 536.533 ca mắc Covid-19, đưa tổng số ca mắc lên 128.784.252 ca. Số ca tử vong liên quan tới đại dịch đã là 2.814.998 ca, gồm 10.819 ca mới.

Đức giới hạn việc dùng vắc xin AstraZeneca.
Đức giới hạn việc dùng vắc xin AstraZeneca.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, dữ liệu đã bị giữ lại đối với các nhà điều tra đến Trung Quốc tìm hiểu nguồn gốc của dịch Covid-19.

Mỹ, Liên minh châu Âu và các nước phương Tây khác đã ngay lập tức kêu gọi Trung Quốc cấp “quyền truy cập đầy đủ” cho các chuyên gia độc lập đối với tất cả dữ liệu về đợt bùng phát ban đầu vào cuối năm 2019.

Ông Tedros cho rằng, cuộc điều tra chưa được tiến hành toàn diện và cần có thêm dữ liệu, nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng hơn.

Trong báo cáo cuối cùng của mình được viết chung với các nhà khoa học Trung Quốc, một nhóm do WHO đứng đầu đã dành 4 tuần tại Vũ Hán vào tháng 1 và tháng 2 cho biết virus có thể đã được lan truyền từ dơi sang người thông qua một con vật khác. Họ cũng cho rằng, một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là “cực kỳ khó xảy ra”.

Theo một trong những điều tra viên của nhóm, Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thô về những ca mắc Covid-19 ban đầu và điều này có thể làm phức tạp các nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc đại dịch.

Người đứng đầu nhóm điều tra của WHO Peter Ben Embarek nói rằng rất có thể virus đã lây lan từ tháng 10 hoặc 11 năm 2019 ở Vũ Hán và có khả năng lây ra nước ngoài sớm hơn ghi nhận. Ông cũng cho rằng, cuộc điều tra cần có giai đoạn 2 để tìm hiểu nguồn gốc đại dịch.

Trong khi đó Mỹ và 13 nước thành viên đã thể hiện lo ngại rằng báo cáo của WHO về nguồn gốc Covid-19 bị trì hoãn và thiếu sự tiếp cận với dữ liệu hoàn chỉnh. Tuyên bố chung của 14 nước này (Mỹ, Australia, CH Séc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Nhật Bản, Latvia, Hàn Quốc, Anh, Lithuania, Na Uy, Slovenia) ủng hộ việc nghiên cứu thêm động vật để xem virus lây lan sang người như thế nào.

Họ kêu gọi một sự cam kết mới từ WHO và các nước thành viên về khả năng tiếp cận, sự minh bạch và kịp thời. Theo họ, việc thiết lập những chỉ dẫn như vậy cho cuộc điều tra sẽ giúp các nước phát hiện, chuẩn bị và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Tại Đức, kể từ hôm nay nhà chức trách sẽ chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca cho người từ 60 tuổi trở lên sau khi có những báo cáo về chứng rối loạn máu não hiếm gặp.

Đến hôm 29/3, nước này có 31 ca bị máu vón hòn bất thường, 9 ca tử vong có liên quan sau khi tiêm. Ủy ban vắc xin nước này thống nhất rằng người dưới 60 tuổi chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca nếu họ thuộc nhóm được ưu tiên như bệnh nhân có nguy cơ cao, nhân viên y tế… Trong khi đó người dưới 60 tuổi đã tiêm liều đầu tiên có thể lựa chọn có tiêm mũi thứ 2 hay không.

Hy Lạp báo cáo số ca mắc mới kỷ lục là 4.340 vào hôm qua sau khi tăng cường xét nghiệm. Trong khi đó các bệnh viện đang chịu áp lực lớn vì làn sóng lây nhiễm mới. Hy Lạp xử lý dịch tốt hơn các nước châu Âu khác trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên. Tuy nhiên, một đợt bùng phát mới đã buộc chính phủ phải thắt chặt các giới hạn khi các đơn vị chăm sóc đặc biệt bị quá tải.

Theo Sputnik

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh THCS, THPT tham gia các chương trình định hướng nghề nghiệp để xác định nhu cầu học tập trong nước hoặc nước ngoài. Ảnh: L.N

Hành trang du học: Trăm nỗi lo

GD&TĐ - Du học là cánh cửa giúp người trẻ tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và những cơ hội mới trong tương lai.