EU bớt phụ thuộc khí đốt Nga thì lại 'nghiện' một hàng hóa khác

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - EU vừa thoát kịch bản phụ thuộc vào khí đốt Nga, nhà sản xuất hóa chất liền cảnh báo mối lo tương lai.

Phân bón ure làm từ khí đốt tự nhiên.
Phân bón ure làm từ khí đốt tự nhiên.

Một nhà sản xuất hóa chất Na Uy nói với Financial Times rằng, EU tưởng rằng họ đã giảm sự phụ thuộc vào ngành năng lượng Nga thông qua việc cấm nhập khẩu khí đốt Nga.

Tuy nhiên, thực tế là châu Âu đã lại phụ thuộc vào một hàng hóa khác của Nga - đó là phân bón hóa học.

Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất hóa chất Na Uy Yara International đã cảnh báo châu Âu đang phụ thuộc vào phân bón hóa học của Nga, ở mức độ không kém gì khí đốt.

Phân bón nitơ, được sử dụng rộng rãi để tăng trưởng cho thực vật, được sản xuất bằng khí đốt tự nhiên.

Và khối này đang ngày càng nhập khẩu nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng từ quốc gia bị trừng phạt - Nga.

"Phân bón là loại khí đốt mới” - ông Holsether nói. Ông nhận định: “Thật là một nghịch lý khi mục tiêu là giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga và giờ đây chúng ta đang mộng du bàn giao nguồn lương thực quan trọng và năng lượng, phân bón cho Nga”.

Nga là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu phân bón chứa nitơ lớn nhất thế giới. Theo FT, nhập khẩu urê của EU đã tăng gấp đôi từ Nga trong năm tính đến tháng 6 năm 2023 so với 12 tháng trước đó, theo dữ liệu từ Eurostat.

Ông Holsether cho biết, giá phân bón đã giảm kể từ đó cùng với giá khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, ngành phân bón của châu Âu vẫn đang gặp khó khăn do hàng nhập khẩu của Nga chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường.

Các nước phương Tây đã không áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga kể từ khi nước này bắt đầu hoạt động quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Tuy nhiên, Moscow phàn nàn rằng hoạt động xuất khẩu bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt vì chúng khiến các thương nhân gặp khó khăn hơn trong việc xử lý thanh toán hoặc nhận tàu và bảo hiểm.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ