'Châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ còn tệ hơn với Nga'

GD&TĐ - Châu Âu muốn dùng khí hóa lỏng của Mỹ để thay thế khí đường ống Nga, nhưng điều này không phải lựa chọn tốt.

'Châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ còn tệ hơn với Nga'

Thay vì loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga để sử dụng năng lượng tái tạo thế hệ tiếp theo, châu Âu đang ngày càng tích cực sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.

Nhưng điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, có lẽ còn hơn cả khi sử dụng năng lượng Nga, các nhà phân tích của tờ Bloomberg đưa ra nhận xét.

Châu Âu từng phụ thuộc lâu dài vào khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng họ gần như đã thoát khỏi tình trạng này trong vòng chưa đầy hai năm. Nguồn thay thế ưa thích của EU là LNG từ Hoa Kỳ.

Khí đốt Mỹ được nhiều người coi là nguồn cung dồi dào, hợp lý về mặt chính trị và ít có khả năng bị gián đoạn hơn so với các đường ống dẫn từ Siberia. Nhưng mọi thứ hóa ra hoàn toàn ngược lại, việc nhập khẩu LNG đang ngày càng trở nên rủi ro hơn.

Hôm 26/1, Nhà Trắng đã công bố một quyết định gây tranh cãi về việc đình chỉ giấy phép xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng mới, trong bối cảnh phản ứng dữ dội từ các cử tri chống biến đổi khí hậu.

Việc tạm dừng sẽ không ảnh hưởng đến các nhà máy đang hoạt động, nhưng có nguy cơ trì hoãn, hoặc thậm chí làm "trật bánh" nhiều dự án quy mô lớn mà theo kế hoạch ​​sẽ tung sản phẩm ra thị trường vào cuối thập kỷ này.

Như vậy hóa ra một nhà cung cấp "thân thiện", từng được coi là đáng tin cậy, cũng có thể chặn việc xuất khẩu.

Tuy nhiên EU không còn khả năng chịu đựng "cú đánh" như vậy, khi nền kinh tế bấp bênh của khối thậm chí còn chưa phục hồi, động thái từ Mỹ sẽ có thể "kết liễu" toàn bộ nền công nghiệp châu Âu.

Mỹ không còn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu.

Mỹ không còn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu.

Bất chấp sự thật đơn giản này, chính quyền Mỹ đã vô tình gửi đi thông điệp tồi tệ nhất tới các đối tác và đồng minh ở châu Âu, đó là không thể tin cậy vào Mỹ. Hiện nay, tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương đang bị đe dọa về lâu dài.

An ninh năng lượng châu Âu sẽ phụ thuộc vào những yếu tố không thể kiểm soát được, ngay cả khi đó là đối tác từng rất được tin tưởng như Washington.

Một mùa bão hay việc đóng cửa nhà máy khí hóa lỏng sẽ khiến châu Âu cảm thấy lạnh giá, chưa kể đến các trò chơi chính trị ở Washington. Triển vọng thật ảm đạm khi cho rằng những đợt lạnh từ Houston đến Quảng Châu có thể làm đảo lộn các giao dịch khí đốt sinh lợi chỉ sau một đêm.

Đường ống dẫn khí đốt của châu Âu dưới đáy biển Baltic, gần Phần Lan gặp sự cố bí ẩn.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ