Châu Âu quay lại với Nga khi Mỹ ngừng xuất khẩu khí đốt?

GD&TĐ - Châu Âu có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng nếu Mỹ ngừng hoặc giảm xuất khẩu khí đốt.

Châu Âu quay lại với Nga khi Mỹ ngừng xuất khẩu khí đốt?

Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden xem xét lại việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên trong bối cảnh lo ngại về biến đổi khí hậu đang khiến ngành năng lượng mong manh của châu Âu lo ngại.

EU đang trông chờ vào việc Washington phê duyệt các dự án LNG mới thay vì gây khó khăn hơn cho việc cấp phép. Tuy nhiên Nhà Trắng có thể không đứng về phía các đồng minh châu Âu.

Việc đánh giá lại các tiêu chí về cách Bộ Năng lượng Mỹ phê duyệt giấy phép xuất khẩu khí đốt đã được tờ Politico nhắc tới, và bình luận điều này có nguy cơ gây đình trệ các dự án mà châu Âu phụ thuộc vào để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.

Hơn nữa diễn biến trên còn tới đúng thời điểm quan trọng, khi khối đang cố gắng phụ thuộc ít nhất có thể vào nguyên liệu thô từ Liên bang Nga.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan nói trên chỉ là ví dụ mới nhất cho thấy các ưu tiên chính sách của Mỹ - trong trường hợp này là giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm, nhưng lại khiến các nhà lãnh đạo châu Âu đau đầu và thậm chí làm chệch hướng mục tiêu an ninh chung giữa các đồng minh xuyên Đại Tây Dương.

Châu Âu sẽ gặp nguy cơ lớn nếu Mỹ gián đoạn xuất khẩu khí đốt.

Châu Âu sẽ gặp nguy cơ lớn nếu Mỹ gián đoạn xuất khẩu khí đốt.

Hiệp hội thương mại EuroGas ước tính, Liên minh châu Âu đã cắt giảm mức tiêu thụ khí đốt Nga xuống chưa đến 1/3 trong số 155 tỷ mét khối mà họ đã nhập khẩu vào năm 2021. Điều này xảy ra do lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng gấp 3 lần, đạt 60 tỷ mét khối vào năm 2023.

Nhưng hiện tại, rõ ràng là EU đang phụ thuộc vào Mỹ cũng như trước đây phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga.

Bất chấp bản kế hoạch đầy tham vọng của EU nhằm đạt được sự cân bằng phát thải ròng vào năm 2050, họ vẫn chưa đặt ra thời hạn cho việc loại bỏ khí đốt.

Các chuyên gia ước tính rằng châu Âu có thể sẽ cần tiếp tục nhập khẩu LNG Mỹ trong thập kỷ tới. Nghĩa là Cựu lục địa sẽ cần nhiên liệu trong một thời gian rất dài, với số lượng rất lớn.

Tuy nhiên nếu chương trình nghị sự về môi trường chiếm ưu thế trong chính sách đối nội của Nhà Trắng, thì điều này có nghĩa là châu Âu sẽ phải quay trở lại sử dụng khí đốt từ Nga một lần nữa để không xảy ra sự sụp đổ hoàn toàn của toàn bộ nền kinh tế vĩ mô khu vực.

Nguy cơ này đã khiến châu Âu lo sợ đến mức phải nói về việc “suy nghĩ lại” và "đánh giá lại" chính sách ưu tiên năng lượng của nhà cung cấp chủ chốt.

Top 10 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Theo Politico

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.