Đức cảnh báo TT Trump "nghĩ kỹ" về việc rút khỏi thỏa thuận vũ khí hạt nhân với Nga

GD&TĐ - Tổng thống Donald Trump phải suy nghĩ kỹ và cẩn thận đánh giá mọi hậu quả trước khi rút khỏi thỏa thuận giải trừ vũ khí hạt nhân với Nga – Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cảnh báo hôm qua (21/10).

Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AP)
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AP)

“Chúng tôi thúc giục Mỹ xem xét những hậu quả có thể xảy ra” – ông Maas nói trong một tuyên bố và ông coi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là một trụ cột quan trọng của “kiến trúc an ninh châu Âu”.

Thỏa thuận cấm tên lửa hạt nhân tầm ngắn, tầm trung và các bệ phóng của chúng, được Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và Lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev ký vào năm 1987. Thỏa thuận này được xem là một trong những yếu tố quan trọng chấm dứt hiệu quả cuộc Chiến tranh lạnh và đưa châu Âu ra khỏi nỗi sợ hãi về một vụ tàn sát quy mô lớn bằng hạt nhân.

Hôm 20/10, ông Trump tuyên bố ý định chấm dứt hiệp ước trên. Ông cho rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận – điều mà Moscow liên tục bác bỏ. Đức thúc giục Nga giải quyết những lo lắng của Mỹ nhưng đồng thời cũng lưu ý Nhà trắng về việc chấm dứt thỏa thuận đã kéo dài nhiều thập kỷ này.

Các quan chức Moscow cũng cảnh báo rằng việc Washington rút khỏi thỏa thuận trên sẽ khiến những thỏa thuận tương tự gặp nguy hiểm và có thể phá hoại hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.