Dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học: Cần chạy đua với thời gian

GD&TĐ - Chiều 1/10, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tổng kết đợt đánh giá giữa kỳ dự án nâng cao chất lượng giáo dục đại học (Sahep).

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp

Cuộc họp được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.

Tại cuộc họp, bà Steffi - đại diện WB ghi nhận những nỗ lực của Ban quản lý Sahep Bộ GD&ĐT và Ban quản lý dự án của các cơ sở giáo dục đại học trong thực hiện các mục tiêu. Nhờ vậy mà nhiều hạng mục đã được triển khai hiệu quả với nhiều chỉ số tốt. Điều đó được thể hiện thông qua thực hiện một số hợp đồng đấu thầu.

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên với sự linh hoạt, quyết tâm thực hiện nên nhiều hợp phần của dự án đã đạt được mục tiêu cả về số lượng và chất lượng;

Tuy nhiên, bà Steffi cho rằng, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, đó là tái cấu trúc của cơ sở giáo dục đại học, một số hợp phần triển khai còn chậm… Do đó, Ban quản lý dự án các cơ sở giáo dục cần đẩy nhanh tiến độ và tăng tốc tối đa có thể để đạt được các mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

Bà Steffi phát biểu tại cuộc họp
Bà Steffi phát biểu tại cuộc họp

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Michael Drabble - Trưởng nhóm dự án Sahep của WB - nhìn nhận, thời gian qua có nhiều thách thức khi triển khai thực hiện dự án; tuy nhiên tiến độ thực hiện rất tích cực; trong đó có nhiều chỉ số đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cở giáo dục đại học như: Tự chủ, kiểm định chất lượng, công nghệ thông tin…

Báo cáo của WB đã ghi nhận nhiều việc mà Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện tốt như: Xây dựng phần mềm mới cho các trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục, để có thể triển khai vào những tháng cuối năm.

Ông Michael Drabble gợi ý, việc thực hiện kiểm định quốc tế có thể sẽ gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, vì thế các cơ sở giáo dục đại học có thể chuyển sang hình thức kiểm định trực tuyến.

Ông Lê Mỹ Phong – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện đã có Demo phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống này. Hy vọng, công việc thuận lợi để phần mềm sớm được thực hiện.

Ông Michael Drabble - Trưởng nhóm dự án Sahep của WB
Ông Michael Drabble - Trưởng nhóm dự án Sahep của WB 

Tại cuộc họp, đại diện Ban quản lý dự án các cơ sở giáo dục đại học cơ bản nhất trí với Báo cáo đánh giá của WB, đồng thời đề nghị được gia hạn thời gian thực hiện dự án.

PGS.TS Trần Ngọc Khiêm – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội bày tỏ, những khuyến nghị của đoàn đánh giá đã giúp trường rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm trong thực hiện dự án.

Thời gian qua, nhà trường đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng như: Tự chủ, phát triển chương trình đào tạo… nhưng với hạng mục có liên quan đến bên thứ 3, nhà trường gặp khó khăn nhất định, trong đó có yếu tố ảnh hưởng bởi Covid-19.

PGS.TS Trần Ngọc Khiêm cho hay: Hiện 15 phòng thí nghiệm đã lắp đặt để có thể sử dụng vào năm học mới, nhưng vẫn phải chờ sinh viên trở lại trường học tập thì mới có thể vận hành.

Ngoài ra, nhà trường đã kiểm định 6/12 chương trình; trong đó có 3 chương trình thực hiện kiểm định trực tuyến. Dự kiến từ nay đến trước tháng 6/2022, nhà trường sẽ thực hiện nốt các chương trình còn lại.

Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất được kéo dài thời hạn thực hiện gói dự án xây dựng nhà C7, vì trước đó dự án phải dừng thi công để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị của TP Hà Nội.

Gửi lời cảm ơn WB, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đồng thời ghi nhận những nỗ lực và quyết tâm của Ban quản lý dự án các cấp trong thời gian qua. Thứ trưởng đề nghị, Ban quản lý dự án Sahep các cơ sở giáo dục cần khắc phục một số khó khăn, để có hành động cụ thể trong thời gian tới.

Cho rằng, đây là giai đoạn nước rút nên cần chạy đua với thời gian, Thứ trưởng nhấn mạnh: Tất cả đều hướng tới hoàn thành mục tiêu với các chỉ số của dự án. Thời gian qua, chúng ta đã nỗ lực rồi, nay phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể đạt được các mục tiêu.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn lưu ý, cần chuẩn bị kế hoạch tài chính năm sau và việc phân bổ tài chính hợp lý, tránh lãng phí. Các đơn vị cũng cần tính đến phương án kịch bản ứng phó với những khó khăn, thách thức để không bị động, bất ngờ. Tinh thần là, cố gắng hết sức, quyết tâm hết mình và hành động quyết liệt.

“Chúng tôi rất mong WB tiếp tục hỗ trợ Bộ GD&ĐT và Ban quản lý dự án các cấp để đạt được kết quả cao nhất” – Thứ trưởng đề nghị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.