Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh

GD&TĐ - Sáng 15/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp

Cần phản ánh tính đặc thù của hoạt động dầu khí

Đại biểu Lê Mạnh Hùng- Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thống nhất cao với việc sửa đổi Luật Dầu khí nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Về nội dung dự thảo Luật, đại biểu cho rằng: các quy định trong Luật Dầu khí cần phản ánh tính đặc thù của hoạt động dầu khí như đầu tư lớn, rủi ro cao, công nghệ hiện đại, phức tạp, chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng lượng, gắn với an ninh quốc phòng. Đại biểu đề nghị, cần sửa đổi, bổ sung Điều 1, Điều 3 cho đồng bộ với khoản 4 Điều 34 cho dự án đồng bộ, siêu lớn triển khai theo mô hình chuỗi.

Việc áp dụng Luật Dầu khí trong đầu tư, lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng, về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cần được quy định rõ tại khoản 2 Điều 4 và Điều 14 để tránh chồng chéo, hiểu nhầm khi áp dụng. Cần bổ sung quy định về lựa chọn nhà thầu, cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động dầu khí để dự thảo Luật chặt chẽ, hoàn thiện hơn nữa.

Đại biểu Trần Hồng Nguyên – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận
Đại biểu Trần Hồng Nguyên – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Hồng Nguyên – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết ban hành Luật dầu khí (sửa đổi).

Theo đó, việc xây dựng dự án Luật này đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng; bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia; tăng cường năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ của các bộ, các ngành.

Quan tâm đến vấn đề áp dụng Luật dầu khí và các luật có liên quan, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi lần này cần phải giải quyết được xung đột, chồng chéo trong Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Trong đó, cần quy định rõ pháp luật nào được áp dụng đối với các nội dung về hoạt động dầu khí, vì điều tra cơ bản về dầu khí, về dự án dầu khí theo chuỗi đồng bộ thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật này?

Về quyền lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, đại biểu chỉ ra rằng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của dự thảo luật “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Dầu khí và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Dầu khí có hiệu lực thi hành về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí thì thực hiện theo quy định của Luật Dầu khí.

Cùng với đó, khoản 2 Điều 13 của dự thảo Luật quy định “Tổ chức, cá nhân tiếp cận, tham khảo, khai thác và sử dụng các thông tin, dữ liệu kết quả về điều tra cơ bản về dầu khí phải bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước”.

Đại biểu Lê Mạnh Hùng- Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau
Đại biểu Lê Mạnh Hùng- Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau

Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung quy định liên quan đến lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí tương tự như quy định của Luật Dầu khí hiện hành, tinh thần của Luật Đấu thầu theo hướng đảm bảo nguyên tắc công bằng, cạnh tranh, minh bạch, quy định rõ pháp luật trong trường hợp hợp đồng dầu khí có sự tham gia của cả nhà thầu nước ngoài, PVN và doanh nghiệp 100 % vốn của PVN để tránh chồng chéo.

Ngoài ra, về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí, kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, kế hoạch phát triển mỏ dầu khí, ký kế hoạch thu dọn công trình dầu khí, đại biểu đề nghị xem xét việc quy định thẩm quyền của Tập đoàn Dầu khí khi điều chỉnh đối với một số nội dung không lớn trong đại cương phát triển mỏ dầu khí.

Cụ thể hóa tối đa nội dung

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội 

Góp ý kiến tại hội trường, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và nếu xét về vai trò trong phát triển kinh tế, tài nguyên dầu khí chỉ đứng thứ hai sau đất đai, những đóng góp của ngành dầu khí thời gian qua là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh, việc khai thác dầu khí là quá trình vô cùng khó khăn.

Về định hướng sửa đổi dự thảo Luật này, đại biểu cho rằng, một trong những định hướng sửa đổi quan trọng là cần hình thành cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là định hướng hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cũng cần đề cao tính thận trọng bởi trên thực tế dầu khí là nguồn tài nguyên không tái tạo và trong những năm qua giá dầu khí luôn tăng cao.

Bên cạnh đó, trên thực tế thời gian qua nước ta không có trường hợp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, nếu có cũng phải trả giá rất cao. Vì vậy, trên cơ sở cân nhắc lợi ích quốc gia, đại biểu đề nghị xem xét kỹ và không đầu tư lĩnh vực này bằng mọi giá.

Về tính cụ thể của dự thảo luật, đại biểu cũng cho biết, một trong những định hướng quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật là cần phải đảm bảo được tính cụ thể. Đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát để cụ thể hóa tối đa những điều khoản, nội dung của dự thảo Luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.