Dự án của Rheinmetall và Lockheed Martin giúp châu Âu không lo thiếu tên lửa

GD&TĐ - Cơ sở sản xuất sắp được thành lập có thể đáp ứng nhu cầu tên lửa cho toàn bộ châu Âu và hơn thế nữa.

Dự án của Rheinmetall và Lockheed Martin giúp châu Âu không lo thiếu tên lửa

Công ty vũ khí Đức Rheinmetall cùng với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất tên lửa ở châu Âu, sẽ trở thành cơ sở lớn nhất châu lục này. Theo kế hoạch của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ và Đức, doanh nghiệp trên sẽ sản xuất 10 nghìn loại vũ khí khác nhau mỗi năm.

Trọng tâm đạn dược dự kiến ​​mà liên doanh Mỹ - Đức sẽ sản xuất chỉ được biết một cách gần đúng. Tuy nhiên dựa trên nhu cầu hiện tại của quân đội các quốc gia châu Âu, không khó để đoán rằng họ sẽ đầu tư vào việc chế tạo tên lửa ATACMS.

Theo các chuyên gia quân sự, hiện nay quân đội châu Âu cần 600 - 800 tên lửa đạn đạo ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km. Ngoài ra họ cần ít nhất 2.500 tên lửa GMLRS cho hệ thống HIMARS và 5.000 tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire.

64301707-605.jpg
Tình trạng thiếu hụt tên lửa công nghệ cao của các quốc gia châu Âu sẽ sớm chấm dứt?

Dự kiến ​​doanh nghiệp mới này cũng sẽ tham gia sản xuất tên lửa không đối đất AGM-179 JAGM. Nhu cầu về chúng trong quân đội các nước châu Âu ước tính không dưới 5 nghìn đơn vị.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, nhà máy mới này cũng sẽ sản xuất tên lửa đánh chặn dành cho hệ thống phòng không Patriot. Cụ thể, chúng ta đang nói đến tên lửa PAC-3, nhằm bù đắp lượng thiếu hụt khoảng 250 - 300 quả đạn mỗi năm.

Tuy vậy hiện nay ban quản lý của hai tập đoàn vũ khí lớn đến từ Đức và Mỹ vẫn chưa nêu rõ thời điểm bắt đầu khởi công, hoặc thời gian xây dựng nhà máy mới là bao lâu.

Mỹ cần 73 chuyến bay của vận tải cơ C-17 để đưa 1 tiểu đoàn Patriot ra điểm nóng.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ