Đông Nam Á: Các nước bắt tay bảo vệ môi trường

GD&TĐ - Các nước Đông Nam Á tiếp cận bền vững đô thị theo những cách rất khác nhau, các hành động khác nhau tùy theo mức độ nguồn lực kinh tế, tổ chức của chính quyền địa phương và nhận thức về những gì đang bị đe dọa. Tuy nhiên, hợp tác hành động là cách hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất của khu vực, bao gồm ô nhiễm không khí.

Rác thải nhựa trên một bãi biển của Indonesia. Ảnh: Straits Times
Rác thải nhựa trên một bãi biển của Indonesia. Ảnh: Straits Times

10 quốc gia trong khu vực có sự khác biệt trong việc theo đuổi phát triển đô thị bền vững do sự chênh lệch trong các giai đoạn phát triển và tăng trưởng kinh tế. Họ khác nhau đáng kể về các nguồn lực kỹ thuật, hành chính và tài chính mà họ cam kết xây dựng các thành phố bền vững.

Do đó, những nỗ lực hướng vào 3 thành phần “bền vững đô thị - xã hội, kinh tế và môi trường” đều phụ thuộc vào mối quan hệ tay ba này để đặt ra các ưu tiên trong phân bổ nguồn lực. Bài viết này phân tích sự khác nhau giữa 3 nhóm quốc gia Đông Nam Á về thiên hướng và khả năng xây dựng các thành phố bền vững, tập trung vào các quốc gia có nền kinh tế thị trường mở hơn và những nước dễ bị tổn thương trước các nguy cơ ô nhiễm đô thị.

Trong 3 nhóm quốc gia Đông Nam Á, Singapore đứng một mình trong nhóm riêng, với tư cách là một quốc gia hiện đại với chính phủ mạnh mẽ và thân thiện với các doanh nghiệp. Cùng với các mạng lưới tích hợp toàn cầu, công nghệ và tài chính có được, Singapore cam kết theo cách riêng của mình để bảo vệ môi trường theo hướng chuyên sâu.

Nhóm thứ hai bao gồm các quốc gia ủng hộ tư bản chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn

Singapore trong việc theo đuổi hội nhập toàn cầu vì những hạn chế trong nước, chính trị và các vấn đề khác, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei và Philippines vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy tắc môi trường của phương Tây trong việc xây dựng chính sách đô thị của họ.

Nhóm thứ ba bao gồm các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi từ kế hoạch trung tâm sang chấp nhận thực tiễn thị trường tự do: Myanmar, Việt Nam,

Campuchia và Lào. So với nhóm thứ hai, các vấn đề suy thoái môi trường và ô nhiễm của nhóm thứ ba thường ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhóm này lại có ít tài nguyên hơn, chuyên môn công nghệ cũng thấp hơn, do đó họ gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát và bảo vệ môi trường.

Singapore: Một quốc gia tích hợp toàn cầu

Singapore cam kết theo cách riêng để bảo vệ môi trường theo hướng chuyên sâu. Ảnh: ipscommons
Singapore cam kết theo cách riêng để bảo vệ môi trường theo hướng chuyên sâu. Ảnh: ipscommons 

Từ năm 1965, Singapore đã tìm kiếm sự hội nhập toàn cầu bằng cách thúc đẩy thương mại tự do và thu hút đầu tư quốc tế cũng như trong nước; điều này đòi hỏi Singapore phải nâng cấp sự phát triển giáo dục, cơ sở hạ tầng và công nghiệp - công nghệ. Trong bối cảnh ưu tiên nền kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao thẩm mỹ của cảnh quan đô thị hóa nhanh được coi là cấp thiết - vừa để thu hút các tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới, vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống cho công dân để xứng tầm của một “nhà phát triển”.

Bộ Môi trường và Tài nguyên Singapore được hỗ trợ bởi một chính phủ giàu tiền mặt, cam kết mạnh mẽ để đạt được một môi trường xanh, sạch và bền vững. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, công cụ hiện đại, phương tiện tài chính dồi dào từ thặng dư ngân sách, Bộ thực hiện các chương trình môi trường với những biện pháp thực thi nghiêm ngặt. Về mặt tổ chức, bảo vệ môi trường hoạt động thông qua quan hệ đối tác ba bên “tư nhân, công cộng, nhân dân” dựa trên chức năng kinh doanh, hiệu quả của khu vực công và sự tham gia của công dân (MEWR 2008).

Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brunei

Mức phát thải gây ô nhiễm của Jakarta tương đương với Bangkok. Ảnh: indosurflife
Mức phát thải gây ô nhiễm của Jakarta tương đương với Bangkok. Ảnh: indosurflife 

Ngoại trừ Brunei, nơi vẫn dễ bị tổn thương trước những tác động bất lợi của suy thoái do phương Tây gây ra, các quốc gia còn lại trong nhóm này có sự kết hợp chặt chẽ với lực lượng toàn cầu hóa. Các lực lượng này đã thúc đẩy tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng như nhập khẩu và tái sản xuất hàng tiêu dùng địa phương. Đồng thời, tình trạng bất ổn đô thị như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không ngừng tăng lên.

Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu giàu có biểu hiện bằng việc sử dụng nhiều ô tô riêng, đã khiến tình trạng ô nhiễm gia tăng. Các nghiên cứu trước đây của Sham Sani (1993), đã chỉ ra rằng các thành phố thủ đô Jakarta, Bangkok, Kuala Lumpur và Manila có nồng độ hạt bụi trong không khí rất cao, phát sinh chủ yếu từ việc sử dụng ô tô và công nghiệp hóa, trong khi đó, biện pháp phòng ngừa ô nhiễm lại kém hiệu quả.

Các chính phủ quốc gia ở Đông Nam Á cần tăng cường hợp tác khu vực nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: vietnamplus
Các chính phủ quốc gia ở Đông Nam Á cần tăng cường hợp tác khu vực nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: vietnamplus 

Bangkok (Thái Lan), một thành phố hàng đầu trong khu vực về mức độ phát triển, các chất ô nhiễm không khí có chứa carbon monoxide và sulfur dioxide cao ở mức không thể chấp nhận được. Với mức tiêu thụ nhiên liệu tăng hơn gấp đôi từ năm 1995 đến 2015, các biện pháp khắc phục cho đến nay đã được triển khai nhờ sự trợ giúp của công nghệ, ví dụ: Sử dụng kiểm soát khí thải, quản lý giao thông và hình phạt, thay vì giới hạn số lượng giấy phép lái xe.

Ở Indonesia, mức phát thải gây ô nhiễm của Jakarta tương đương với Bangkok. Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng những ảnh hưởng nghiêm trọng của ô nhiễm hạt không khí ở Jakarta gây ra 1.200 - 2.300 ca tử vong hàng năm và 184.000 - 541.000 cơn hen.

Là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho phát thải khí nhà kính, Indonesia đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường. Tuy nhiên, do nghèo đói nông thôn lan rộng và áp lực quốc tế trong việc bảo vệ rừng, quốc gia này đã ưu tiên phát triển bền vững ở nông thôn thay vì khu vực thành thị. Những khó khăn trong hỗ trợ tài chính và kỹ thuật khiến công tác bảo vệ môi trường tại các thành phố lớn kém hiệu quả.

Nói chung, các nước thuộc nhóm 2 đã thất bại trong việc cải thiện hiệu suất môi trường đô thị hoặc thành lập các cơ quan quản lý đáng tin cậy được hỗ trợ bởi các nguồn lực cần thiết, đặc biệt là chuyên môn chính trị và kỹ thuật trong việc thực thi Luật Môi trường (Rock 2005). Khu vực đô thị lớn nhất của Malaysia, Thung lũng Kelang, được biết đến là một thành phố sở hữu nhiều ô tô, đang cho thấy mức độ ô nhiễm trầm trọng.

Metropolitan Manila ở Philippines là một thành phố lớn khác trong khu vực có mức độ ô nhiễm không khí vượt xa chỉ số an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Chi phí quản lý ô nhiễm khí quyển rất cao - vượt quá khả năng tài chính của quốc gia.

Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Lào

So với các nước láng giềng Đông Nam Á, quá trình đô thị hóa tiến triển chậm hơn ở các nước thuộc nhóm 3. Hầu hết lãnh thổ của các quốc gia này vẫn là nông thôn. Với các hệ thống kinh tế tương đối khép kín của họ, nơi mà các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài ít tạo ra xu hướng công nghiệp hóa, vì vậy thảo luận về phát triển đô thị bền vững với môi trường thiên về hùng biện hơn là thực tiễn. Do đó, 3 quốc gia trong nhóm này là Myanmar, Lào và Campuchia đã bị loại khỏi cuộc thảo luận.

Việt Nam là quốc gia đông dân nhất trong nhóm, trong đó gần 30% sống ở thành thị. Với quy mô đô thị hóa và mức độ công nghiệp hóa cao hơn, phát triển đô thị bền vững và bảo vệ môi trường đã nhận được sự quan tâm lớn hơn. Từ năm 1988, nhiều thành phố của Việt Nam đã triển khai khái niệm

“Ecocity”, nhằm mục đích xây dựng một “Thành phố xanh - sạch và đẹp”. Những nỗ lực của thành phố đã tạo ra một số kết quả tích cực trong việc xử lý ô nhiễm không khí đô thị đang gia tăng.

Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số 5 triệu người, có hơn 20.000 nhà máy gia đình nhỏ hoạt động với thiết bị và công nghệ lạc hậu, tạo ra các mối nguy hiểm cho sức khỏe. Thành phố đã loại bỏ một vài ngàn nhà máy hoặc xưởng sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư và ngoại vi thành phố. Kế hoạch tổng thể của thành phố cũng đã bắt đầu giải quyết các nguy cơ ô nhiễm không khí do hơn 1,5 triệu xe máy gây ra, hầu hết sử dụng xăng pha chì. Nhiều phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường đang được thúc đẩy. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn nhằm kiểm soát ô nhiễm do đô thị hóa nhanh vẫn chưa được thẩm định.

Bảo vệ môi trường và vấn đề toàn cầu hóa

Ngoại trừ Singapore, các nước Đông Nam Á cho đến nay chỉ trả tiền cho dịch vụ phát triển đô thị bền vững, thay vì hành động với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật thực sự để bảo vệ môi trường. Những điểm yếu về thể chế và thực thi đã cản trở tiến bộ trong việc xây dựng một môi trường hợp nhất và bền vững hơn. Singapore nổi bật trong việc bảo vệ vùng đất vật lý nhỏ bé của mình, nhưng ô nhiễm khí quyển thì không có ranh giới. Thông qua sự di chuyển của các khối không khí, chất lượng không khí của Singapore có thể bị ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm gần đó.

Các bài học ở đây có thể được tóm tắt theo hai hướng. Thứ nhất, trừ khi các nguồn tài chính và kỹ thuật được cải thiện để quản lý ô nhiễm, suy thoái môi trường có thể đòi hỏi các biện pháp khắc phục tốn kém. Thứ hai, các chính phủ quốc gia ở Đông Nam Á cần tăng cường hợp tác khu vực, dựa trên đặc tính xuyên biên giới của các nguồn ô nhiễm. Khi vấn đề toàn cầu hóa do phương Tây và Trung Quốc lãnh đạo tiếp tục tác động đến khu vực và khi đô thị hóa tăng tốc, các mối quan tâm và chương trình hành động vì môi trường bền vững chắc chắn cũng sẽ tăng tốc.

Theo Regardssurlaterre

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...