Đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

Đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

Ông Nguyễn Văn Bình - Ủyviên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ôngTrịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo;  Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trungương, Phó trưởng Ban chỉ đạo, đồng chủ trì hội thảo.

Cuộc hội thảo này cũng đãthu hút đông đảo lãnh đạo đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương làthành viên Ban chỉ đạo, thành viên tổ biên tập Đề án; đại diện lãnh đạo các việnnghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học... tham dự.

Đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 ảnh 1
Ông Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Thanh HóaTrịnh Văn Chiến nhấn mạnh: Hiện nay, Thanh Hóa có dân số 3,64 triệu người, đứngthứ 3 cả nước. Diện tích tự nhiên trên 11 nghìn km2, đứng thứ 5 cả nước. Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã, thành phố với 559xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 11 huyện miền núi với dân số 1,1 triệu người...

Trong những năm qua, đượcsự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội,Chính phủ, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, sự hỗ trợ, động viên của cáctỉnh, thành bạn... cùng sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dâncác dân tộc trong tỉnh, Thanh Hóa đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trênnhiều lĩnh vực. Là địa phương đã, đang đóng góp quan trọng vào sự phát triểnchung của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Tốc độ tăng tổng sản phẩmtrên địa bàn giai đoạn 2011 – 2020 đạt 10,3%, trong đó giai đoạn 2016 – 2020 đạt12,1%, đứng đầu các tỉnh BắcTrung Bộ và trong nhóm các tỉnh dẫn đầu của cả nước.

Quy mô kinh tế tăngnhanh, năm 2020 ước đạt trên 229 nghìn tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộvà đứng thứ ba cả nước. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng đột phá và khábền vững, năm 2020 dự kiến thu được 29 nghìn tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh BắcTrung Bộ và đứng thứ 11 trong cả nước...

Đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 ảnh 2
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo 218 phát biểu tham luận tại hội thảo.

Bí thư Tỉnh ủy ThanhHóa Trịnh Văn Chiến, mong muốn: Thông qua Hội thảo này, các đại biểu, nhà khoahọc, chuyên gia đầu ngành trong cả nước sẽ phân tích, thảo luận thêm các quanđiểm, cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực...xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đồngthời, cung cấp thêm các luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc hoàn thiện Đềán "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", trước khi trình Bộ Chính trị xem xét,quyết định.

Cũng tại hội thảo này, cácchuyên gia, nhà khoa học đã có những bài phát biểu tham luận quan trọng nhằmphân tích rõ tiềm năng, thế mạnh, cũng như cơ hội để tạo động lực cho Thanh Hóaphát triển trong tương lai. 

Đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 ảnh 3
Tiến sĩ Dương Đình Giám - Hội Khoa học Kinh Tế Việt Nam thảo luận về phát triển triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Các nhà khoa học đã tập trung phân tích về quan điểmvà giải pháp lớn phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,như: Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thực trạng và giảipháp. Vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Đẩy mạnh phát triểndu lịch Thanh Hóa, tạo tiền đề để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũinhọn ở giai đoạn 2031-2045. Tiềm năng thế mạnh và định hướng phát triển kinh tếbiển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Phát biểu tại hội thảo,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh: Thanh Hóa là vùng đấtđịa linh nhân kiệt với truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng. Có vị tríchiến lược về phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh; có nhiều tiềmnăng, lợi thế với nguồn lực to lớn về đất đai, con người, giao thông thuận tiện.

Trưởng Ban kinh tế Trungương cũng đã ghi nhận các kết quả to lớn Thanh Hóa đã đạt được thời gian qua. Mặcdù so với tiềm năng, chỉ là bước đầu nhưng đã cho thấy có những bước khởi sắc rấtmạnh mẽ. Thanh Hóa cũng là địa phương đã vươn lên đứng đầu vùng Bắc Trung bộ vànằm trong các tỉnh dẫn đầu của cả nước.

Với các kết quả đạt được, các tiềm năng, lợithế to lớn của tỉnh, mục tiêu phát triển Thanh Hóa không phải chỉ đối với địa phươngnày, mà cho cả vùng và cả nước. Không chỉ đối với phát triển kinh tế xã hội, màcòn cả quốc phòng an ninh... Do đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định choxây dựng đề án để tiến tới ban hành Nghị quyết về "xây dựng và phát triển ThanhHóa tới 2030, tầm nhìn 2045".

Đóng góp ý kiến xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 ảnh 4
Toàn cảnh cuộc hội thảo.

Trưởng Ban Kinh tế Trungương Nguyễn Văn Bình, đề nghị: Thanh Hóa phải là một tỉnh công nghiệp,trong đóđối với tổ hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Bên cạnh lọc dầu, cần có cụm công nghiệp đểsử dụng hết đầu ra của tổ hợp, tránh xuất thô. Đồng thời, thay vào đó tạo racác sản phẩm hóa dầu có giá trị gia tăng cao, đem lại nguồn thu lớn hơn nhiềucho tỉnh.

Với đặc thù đất rộng,người đông, tỉnh cần phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo sinh kế, thu nhập củanhân dân và đảm bảo các vấn đề trật tự an toàn xã hội, khai thác các lợi thế đểphát triển kinh tế biển, quan tâm vấn đề liên kết vùng. Tập trung khai thác tốtnguồn lực lớn của Thanh Hóa về văn hóa và con người phục vụ quá trình phát triểnbền vững và lâu dài của tỉnh.

TrưởngBan Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị Ban Chỉ đạo cần tiếp thu các góp ý của các chuyên gia, nhàkhoa học tại hội thảo. Lắng nghe các ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành, địaphương nhằm có cơ sở khoa học và thực tiễn, để hoàn thiện đề án chuẩn bị trình báocáo Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóađến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Nghị quyết phải tạo racác cơ chế chính sách cho Thanh Hóa phát triển đột phá, để Thanh Hóa vì cả nướcvà cả nước vì Thanh Hóa...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.