Đối thoại hướng nghiệp: hành trang cho cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Hôm nay (24/5), tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, chương trình “Đối thoại hướng nghiệp: Hành trang cho cách mạng công nghiệp 4.0” đã diễn ra với sự tham gia của các diễn giả là đại diện doanh nghiệp thành công và 500 bạn trẻ.

Đối thoại hướng nghiệp: hành trang cho cách mạng công nghiệp 4.0

Đây là chương trình nằm trong chuỗ các hoạt động “Đối thoại hướng nghiệp” do báo Sinh viên Việt Nam và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN phối hợp tổ chức tại nhiều cụm trường đại học lớn trên toàn quốc trong năm 2017.

Ba diễn giả tham gia chương trình là: ông Vũ Tú Thành - Phó Giám đốc khu vực Đông Nam Á Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, bà Nguyễn Thị Ý Như - Trưởng phòng Truyền thông và đối ngoại miền Bắc Coca-Cola, bà Nguyễn Nguyệt - Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Chính sách công Uber Việt Nam.

Trong buổi thảo luận, các diễn giả trả lời các câu hỏi được nhiều sinh viên quan tâm liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0.

Các diễn giả giao lưu với sinh viên
 Các diễn giả giao lưu với sinh viên

Trước câu hỏi “Sinh viên cần hành trang như thế nào cho Cách mạng 4.0, bà Nguyễn Nguyệt chia sẻ: “Mối một cá nhân sẽ có con đường cho riêng mình, do vậy mối chúng ta cần hanh trang hay những “ba-lô” khác nhau, nhưng có những thứ chung mà chúng ta cần là: ngoại ngữ, khả năng nhanh nhạy về nguồn thông tin (có bộ lọc thông tin tốt), niềm đam mê”.

Bà Nguyễn Thị Ý Như góp ý thêm: “Các bạn cần phải biết là mình muốn đi đến đâu, muốn cái gì. “Giấc mơ là nơi bắt đầu” chính là khởi điểm của các bạn. Để đi được xa, bạn phải bắt đầu từ giấc mơ, từ niềm đam mê”.

Ông Tú Thành đưa ra quan điểm: “Hành trang quan trọng nhất theo tôi là tư duy. Tư duy phát triển thì mới có sự đột phá. Các bạn đừng thần tượng ai cả vì con người luôn bị hạn chế bởi không gian và thời gian.

Cho nên các bạn chỉ học được ở những người thầy, hay những đối tượng nào đó mà bạn ngưỡng mộ ở một mặt nào đó, còn bản thân bạn phải có tư duy độc đáo của riêng mình. Bạn luôn luôn phải yêu cầu cao hơn những gì hoàn cảnh có thể dạy cho bạn. Bạn phải học tập ở mọi nơi, mọi lúc”.

Một số bạn trẻ lo ngại cuộc Cách mạng 4.0 sẽ làm cho các bạn khó kiếm việc làm hoặc mất việc vì không kịp thích nghi. Diễn giả Tú Thành trả lời:

“Ở Mỹ có những bộ phận người lao động bị gạt ra bên lề trong quá trình phát triển nền kinh tế. Tuy vậy chúng ta phải đối mặt với thực tế này. Cho dù chúng ta thích hay không thì cuộc cách mạng công nghệ này vẫn sẽ diễn ra, cho nên chúng ta phải thích nghi.

Hiện nay, các chính phủ vẫn đang tìm cách để thích nghi. Và đối với mỗi cá nhân thích nghi với sự phát triển này rất đa dạng. Ví dụ như tôi biết có một công nhân mỏ than mở công ty kinh doanh dịch vụ chải lông cho chó mèo khá thành công. Do vậy, bắt kịp xu hướng của thị trường sẽ tạo cơ hội cho những người chưa có việc làm hoặc thất nghiệp”.

Bà Nguyễn Nguyệt nói: “Quan trọng nhất trong cách mạng Công nghiệp 4.0 là bộ kĩ năng của bạn. Hiện nay, trong môi trường công nghệ, các công ty tìm kiếm những ngừoi có khả năng chịu được áp lực lớn trong công việc và có kĩ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ các bạn học ngành ngân hàng, chỉ biết các kĩ năng dành cho nhân viên ngân hàng thì bạn chỉ dừng ở đó, bạn rất khó có công việc tốt trong thời đại ngày nay. Vì vậy, bạn phải liên tục cập nhật, học tập những kiến thức để tạo bộ kĩ năng liên hoàn để chuẩn bị cho cơ hội của mình”.

Bà Ý Như cho rằng: “Khó khăn nhất trong cuộc đời mỗi người là đối mặt với sự thay đổi. Nhưng nó chỉ khó cho bạn khi bạn bị động. Các bạn biết rằng Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới gần thì các bạn cần chuẩn bị những gì thì. Bạn cần phải chủ động. Ví dụ như Giám đốc bán hàng của Coca-Cola Việt Nam tốt nghiệp Đại học Y mà đang làm việc rất thành công”.

Có bạn trẻ đặt câu hỏi: “Nhiều công nghệ nổi tiếng như Google đều trải qua giai đoạn “lò ấp” trong các trường đại học, điều này có ý nghĩa như thế nào?”

Ông Thành cho rằng: “Hiện nay các trường đại học ở Việt Nam cũng đã xây dựng những mô hình ươm tạo khởi nghiệp cho sinh viên như là Bách khoa, ĐH Quốc gia...

Điểm chung của tất cả những trường hợp khởi nghiệp thành công trong nhà trường hay là vừa mới tốt nghiệp đều cần có một khả năng là “nhìn ra cơ hội kiếm tiền”.

Đó là cách nói đơn giản của việc bạn hiểu được nhu cầu của thị trường. Ở góc độ của nhà trường, các trường cần phải nhạy bén nhìn ra như cầu kinh doanh và kết nối được với các nguồn lực, tận dụng được cơ sở vật chất, kiến thức của nhà trường.

Có thể dùng uy tín của nhà trường để góp phần vào các mô hình ươm tạo, để giúp các sinh viên được ươm tạo có được nền tảng cạnh tranh nhất định so với các đối thủ ngoài thị trường”.

Về vấn đề này, Bà Nguyệt nhấn mạnh: “Khi có bất cứ sự thay đổi gì, con người thường có xu hướng co cụm để bảo vệ chính mình. Khi có một mô hình mới vào như Uber, kinh nghiệm của chúng tôi là sử dụng những người thật sự hiểu con người, chính sách, văn hoá của đất nước, của địa phương để khai thác thị trường.

Bằng con đường đàm phán, chia sẻ thông tin để thấy được cả hai bên là doanh nghiệp và Chính phủ đều có lợi trong sự phát triển của sản phẩm kinh doanh này”.

Bạn trẻ Phùng Lê Khanh đặt câu hỏi: “Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng hay có tác động như thế nào tới các ngành như xã hội học?”.

Bà Nguyễn Nguyệt: “Chưa bao giờ chủ đề công nghệ “hot” như bây giờ. Khi nó phát triển ở Việt Nam thì nó tác động rất lớn tới xã hội, tới giới.

Các bạn sẽ nghiên cứu và đánh giá về tác động của cuộc cách mạng này tới những đối tượng ấy. Mặt khác, các công ty công nghệ hiện nay cũng rất muốn tăng cao đối tượng là nữ giới về với công ty, để giúp duy trì sự cân bằng, làm những công tác như đối thoại về giới...”.

Ngay sau chương trình thảo luận, một số doanh nghiệp tham gia tuyển dụng nhân sự tại chỗ. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình còn có triển lãm ảnh “Nữ giới có thể làm được”, nhân vật trong triển lãm là những phụ nữ đang làm công việc trước đây chỉ dành cho nam giới như: cơ trưởng hàng không, cầu thủ bóng đá, học viên Đại học Phòng cháy chữa cháy...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.