Đôi bạn cùng lớp đạt thủ khoa Ngữ văn xứ Nghệ

GD&TĐ - Đậu Vĩnh Phương Uyên và Lê Thị Hồng Nhung là hai cô bạn cùng lớp 12C1 Trường THPT Phan Bội Châu và cùng giành 9,75 điểm môn Ngữ văn, cao nhất của Nghệ An tại kỳ thi THPT quốc gia.  

Đôi bạn cùng lớp đạt thủ khoa Ngữ văn xứ Nghệ

Lê Thị Hồng Nhung: Thi xong môn Văn thì khóa Facebook

“Ngữ Văn là môn thi đầu tiên, em hơi mất bình tĩnh nên đã ra một vài lỗi nhỏ trong phần nghị luận văn học mà bình thường em không mắc phải, nên em thấy tự ti, không hài lòng với bài thi của mình. Thế là em khóa luôn Facebook vì sợ mọi người hỏi thăm. Đến khi biết kết quả được 9,75 em đã bật khóc vì bất ngờ”, Lê Thị Hồng Nhung chia sẻ về cảm xúc của mình khi là 1 trong 2 thí sinh đạt điểm Ngữ văn cao nhất của Nghệ An.

Nói về cách học và làm bài thi văn của mình, nữ sinh này cho biết “nhiều lúc em thấy mình học không giống ai”.Trước kỳ thi khoảng 1 tuần, thay vì ngồi đọc, em sẽ tập viết. “Lúc thì em tập viết phần mở bài, lúc khác em lại tập viết phần kết luận hay đánh giá. Phần thân bài em cũng chia từng ý và tập viết theo từng ý đó. Tức là em luyện viết để khi làm phần nào, mình cũng phải lấy hết điểm của phần đó”.

Theo Hồng Nhung, văn học không phải là viết thật dài, trơn tru, mượt mà là có điểm, mà bài văn cũng có tính khoa học của nó. Bài viết phải có ý, thì mới có điểm. Em thấy lấy điểm theo từng phần thi sẽ “chắc” hơn là cố gắng lấy điểm cả bài thi. Em đặc biệt chú ý đến phần kết luận bởi phần này được thực hiện khi thời gian môn thi sắp kết thúc, dễ bị mất bình tĩnh do đó sẽ làm không trọn vẹn.

Chính vì vậy, phần kết của nghị luận văn học trong bài thi Ngữ văn cũng là điều mà Hồng Nhung tâm đắc nhất: “Em sử dụng câu nói của chính nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để dẫn vào phần kết bài “Tôi tự hào vì được sống trong thời đại hào hùng của dân tộc mình để được hiểu hơn nước, hiểu người và hiểu mình hơn”…

Ngoài ra, nữ sinh này cũng chia sẻ, để học tốt môn Văn, cần phải đọc nhiều nhưng đọc một cách có chọn lọc. Điều đặc biệt là lớp học của em có tủ sách, gồm những cuốn sách được các thầy cô lựa chọn cho, hoặc của các anh chị khóa trước và các bạn trong lớp thấy hay đem đến chia sẻ. Đây là nguồn tài liệu hay, tin cậy để bổ sung kiến thức cho em.

Được biết, Lê Thị Hồng Nhung đăng kí xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương và mong muốn trở thành một nhà kinh tế giỏi trong tương lai.

Đậu Vĩnh Phương Uyên: Văn là cảm nhận của bản thân chứ không phải theo người khác

Còn cô bạn học cùng lớp với Hồng Nhung – em Đậu Vĩnh Phương Uyên – cũng chia sẻ về cảm xúc và “biểu hiện phấn khích” khi biết được điểm thi 9,75 môn Ngữ văn của mình: Đêm đã khuya, mọi người ngủ hết, thì em nhận được điện thoại thông báo từ cô giáo chủ nhiệm, em vui quá hét ầm liên làm bố mẹ em giật mình tỉnh dậy, vội vàng chạy sang phòng vì tưởng em có chuyện gì”.

Năm lớp 11, Phương Uyên giành giải 3 học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn. Với kết quả này, Phương Uyên được tuyển thẳng vào trường ĐH, bởi vậy em không phải chịu quá nhiều áp lực tại kỳ thi này.

Tuy nhiên, em luôn xác định đã đi thi thì phải làm hết sức mình, không chủ quan. Theo Phương Uyên, văn là cảm nhận, không nên rập khuôn theo lối mòn. Tất nhiên, làm bài thì phải học, nắm vững các kiến thức, các ý chính, nhưng triển khai bài viết phải theo cách của mình. “Viết bằng cách hiểu, cách cảm nhận và cảm xúc của bản thân thì bao giờ cũng hay hơn là cố học thuộc và viết theo người khác. Bài văn vì thế sẽ có chất của riêng minh, thể hiện ý kiến chủ quan, và sự sáng tạo trong câu chữ”.

Đặc biệt, với một bài thi tự luận, sự thăng hoa trong cảm xúc, chính là điều làm cho bài văn hay hơn, sâu sắc hơn. Với niềm đam mê văn học, và muốn được trở thành cô giáo để khơi dậy, truyền cảm hứng đó cho mọi người xung quanh, Đậu Vĩnh Phương Uyên đăng ký vào Khoa sư phạm Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đôi bạn cùng lớp đạt thủ khoa Ngữ văn xứ Nghệ ảnh 1Đôi bạn cùng lớp đạt thủ khoa Ngữ văn xứ Nghệ ảnh 2Đôi bạn cùng lớp đạt thủ khoa Ngữ văn xứ Nghệ ảnh 3

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.