Kết quả nghiên cứu trên vừa được các nhà khoa học công bố trong Tạp chí The Journal Nature Climate Change, số ra ngày 22.6.2014.
Theo nghiên cứu, các dòng khí quyển chính là thủ phạm gây ra thời tiết xấu hoạt động giống như một dòng sông trên bầu trời. Chúng tấn công bất thình lình qua lại trên bề mặt bán cầu Trái đất ở vào khoảng 3 dặm (5 km), với những con sóng khổng lồ tương tự như những đợt sóng cuộn ghê gớm của các dòng sông.
Các dòng khí quyển này cũng có sóng áp lực thẳng đứng, thay đổi không khác gì sóng dòng sông tùy thuộc vào mức độ nước nông, sâu ở lòng dòng sông đó, đã tạo ra mức độ cao và thấp trong áp suất khí quyển thời tiết.
Chính những con sóng này xô khí quyển trong không khí xung quanh hành tinh của chúng ta, hút hơi nóng lên từ vùng nhiệt đới và làm giảm không khí lạnh từ vùng Bắc Cực. Từ đó hình thành nên hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong quá trình nó mang theo không khí đóng băng, tạo ra bão, những cơn nóng hoặc lạnh trong tuần.
“Chúng tôi không nói hai thái cực này (nóng, lạnh) đang trở nên phổ biến hơn ở các nơi. Nhưng các đợt sóng khí quyết như thế có thể gây ra hiệu ứng thời tiết khắc nghiệt nhiều khả năng xảy ra ở từng nơi”, James tại Đại học Exeter ở Anh, người dẫn đầu nghiên cứu nói.
Trước đó, nhiều nhà thiên văn đã ghi nhận một sự gia tăng rõ ràng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trong những thập kỷ gần đây. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chính hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm thay đổi các mô hình gió, dẫn đến sóng không khí bị mắc kẹt nhiều hơn và dẫn tới diễn biến thời tiết khủng khiếp hơn.
Nhưng trong nghiên cứu mới này nhóm nghiên cứu đã không kiểm tra mối liên hệ giữa sự nóng lên toàn cầu và thời tiết khắc nghiệt. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đặt ra ý tưởng chính và chỉ tập trung vào giải thích các dòng không khí trên hành tinh là thủ phạm thực sự gây ra hiện tượng thời tiết khủng khiếp.
Qua kiểm tra sự kiện thời tiết khắc nghiệt cùng với mô hình sóng khí quyển từ năm 1979-2012, các nhà khoa học phát hiện ra những con sóng có xu hướng bị kẹt trong những điểm giống nhau, nhất là ở những vùng có địa hình núi và đại dương.
Khu vực được nhóm nghiên cứu xác định chịu ảnh hưởng mạnh nhất của những con sóng khí quyển này là vùng Bắc bán cầu.