Điều kiện cần để sinh tồn

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bạn có tin không, những người dễ gây gổ với người khác, lại rất dễ làm tổn thương mình.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chẳng hạn, thói quen “nóng tính” sẽ làm huyết áp cao, và dễ “tăng xông” nhất. Lúc như thế, nào còn có thể sinh tồn bình thường.

Hay như những người hay than vãn, sợ hãi, lo lắng đến nỗi không chia sẻ với ai… đến mức bị trầm cảm. Lúc bị bệnh rồi, thì đương nhiên chỉ còn chú ý chăm sóc, bảo bọc để họ “không nghĩ quẩn” và tìm cách chạy chữa.

Nhưng khi còn trẻ, chắc ít ai nghĩ rằng, có thể học cách rèn mình để có một tinh thần vững chãi, lối sống hài hòa; để dễ vui vẻ chấp nhận cuộc sống này; để tìm thấy “cuộc sống thật đáng sống biết bao”; để thấy chỉ cần mình có chút thay đổi, thì cuộc sống cũng sẽ thay đổi và ta sẽ nhìn ra những điều mới mẻ đáng yêu.

Chẳng hạn, về chuyện “không ưa nhau” của tụi trẻ. Nếu đứa trẻ đó, được dạy để hiểu rằng, mình chẳng nên phán xét, bắt bạn phải thế này, thế kia. Mình thấy “nó ngứa mắt”, nhưng có sao đâu. Mình sẽ không để ý đến điều đó nữa. Mình hãy tìm một cái gì đó khác để chú ý. Hoặc mình sẽ không nói “tao ghét mày…” mà nói “tớ đang không cảm thấy tự nhiên vì bạn… nên tớ sẽ không chú ý đến bạn, tớ tạm thời đi làm việc khác đấy nhé!”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chẳng hạn, về chuyện cảm thấy thiệt thòi.

Với người bạn, tại sao toàn là “mình làm, còn nó vô tư hưởng”, thì nên thấy “mình làm nó vui kìa, vậy cứ làm tiếp thôi”, hoặc “mình sẽ không làm nữa, chắc nó cũng thấy bình thường”, hoặc “nó chẳng biết gì cả, làm được cái này mới chất, nên mình sẽ vẫn làm”.

Với người cùng hợp tác, mình đã cố gắng rất nhiều, nhưng vì hoàn cảnh mà không được như mong muốn. Tại sao phải “ép chết mình mới vui à”, thì mình sẽ nghĩ: “Họ cũng gặp khó khăn, mình cũng chưa làm được như cam kết, nhưng dù không được như dự định, thì mình cũng đã làm được một số thứ”… Vậy nên chúng ta không mất đi đâu cả, mình sẽ nhận lỗi, và sẽ cố gắng tiếp, được không!

Khi tranh nhau, thấy thật đáng ghét vì cứ phải tranh nhau. Sau đó, ắt hẳn sẽ “cạch mặt nhau đấy”, thế thì buồn quá. Đường đời còn rất dài mà. Sẽ còn gặp lại nhau. Vậy hãy tạo ra chiếc bánh mới, để khỏi tranh nhau nhỉ. Mình sẽ nghĩ cách khác, kiểu gì chẳng có chỗ để sống.

Hay như chuyện người không còn yêu quý, không còn chung đường với ta.

Đã rất gắn bó nhau, tại sao lại rời xa? Chuyện đó ắt hẳn đều xảy ra trong đời người. Ta hãy nghĩ đến những ngày mai, nhớ đến những bức ảnh, nhớ đến những sự việc… ta sẽ thấy nhói một chút trong tim. Rồi ta sẽ mỉm cười. Vì vậy, ta quyết định, tập trung vào tạo ra những kỉ niệm đẹp, chứ không còn chăm chăm nỗi buồn “giữ cho mọi thứ như xưa, trách những ai thay đổi”.

Còn biết bao bài học cuộc sống để bình luận cho việc “rèn giũa bản thân” trở thành vững chãi, trở thành “dễ tính” hài hòa, kể không thể hết. Đặt trong “lí lẽ sinh tồn” mà tôi đang muốn bàn luận, thì việc chuẩn bị tâm lí ngày càng trở thành cấp thiết đấy. Bởi thế giới ngày càng trở nên phức tạp, ảo hơn và rộng hơn. Hòa mình vào, mở cánh cửa đón nhận. Như nắng sớm. Như hương hoa. Như tầm nhìn xa xa có cảnh đẹp vô bờ. Hãy tận hưởng sự tự trưởng thành của mình nhé.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.