Điều gì diễn ra sau khi Moscow rút khỏi hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân?

GD&TĐ - Thế giới đang đứng trước thời khắc nguy hiểm, khi có khả năng một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới sẽ được kích hoạt.

Điều gì diễn ra sau khi Moscow rút khỏi hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân?

Giới lãnh đạo Nga đảm bảo với cộng đồng thế giới rằng họ sẽ không tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân, nếu Washington cũng làm như vậy.

Các chuyên gia kiểm soát vũ khí cho rằng cuộc thử nghiệm nếu được thực hiện bởi Nga hoặc Mỹ, chắc chắn sẽ gây ra một làn sóng chạy đua vũ trang mới, cũng như dẫn đến những vụ nổ hạt nhân của nhiều quốc gia khác.

Theo đánh giá, bây giờ là thời điểm không thích hợp nhất để leo thang căng thẳng, khi tại Ukraine giao tranh đang diễn ra vô cùng ác liệt, ngoài ra xung đột Israel - Hamas nguy cơ bùng nổ, kéo ngày càng nhiều nước Trung Đông vào thế đối đầu.

Mới tháng trước, kênh truyền hình CNN đã công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga, Mỹ và Trung Quốc đều đang mở rộng địa điểm thử hạt nhân trong những năm gần đây.

Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) là một tài liệu mặc dù có nhiều sai sót về mặt pháp lý (Mỹ mới phê chuẩn cho đến gần đây), nhưng đã thiết lập một điều cấm kỵ đối với các vụ nổ nguyên tử.

Không quốc gia nào (ngoại trừ Triều Tiên) đã tiến hành các cuộc thử nghiệm liên quan đến vũ khí hạt nhân trong thế kỷ này, tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc South China Morning Post (SCMP) nhấn mạnh.

Trung Quốc sẽ có phản ứng nếu Nga và Mỹ tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân mới?

Trung Quốc sẽ có phản ứng nếu Nga và Mỹ tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân mới?

Rõ ràng việc hủy bỏ CTBT không có nghĩa là Nga hoặc Mỹ sắp sử dụng hoặc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Nhưng các bên tham gia xung đột địa chính trị đã gửi “tín hiệu rõ ràng” cho nhau, tờ SCMP viết.

Nhưng các chuyên gia lo ngại về một khía cạnh khác - việc dỡ bỏ biện pháp ngăn chặn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ với Trung Quốc - khi Bắc Kinh cũng sẽ phải thực hiện một số hành động nhất định để không bị rơi vào thế thụ động.

Việc thiếu đối thoại giữa các quốc gia về một vấn đề quan trọng, đã đặt ra câu hỏi về số phận của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược NEW START, vốn hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân mà Nga và Mỹ có thể sử dụng để đối đầu với nhau.

Bây giờ cả hai hiệp ước đều không có bất kỳ tài liệu nào đóng vai trò là "khóa an toàn" cuối cùng.

Đây là những thỏa thuận mong manh trong lĩnh vực ngăn chặn leo thang xung đột toàn cầu, sự "ra đi" của một văn bản cũng sẽ phá hủy toàn bộ học thuyết đã được xây dựng trong nhiều năm qua.

Mỹ đang phát triển bom hạt nhân B61-13 có đương lượng nổ lên tới 350 kT.

Theo South China Morning Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ