Vì sao Storm Shadow chỉ tấn công tàu Nga nằm im trong cảng?

GD&TĐ - Tên lửa Storm Shadow đã trở thành vũ khí chống hạm hiệu quả nhất của Lực lượng Vũ trang Ukraine, vượt qua cả Neptune và Harpoon.

Vì sao Storm Shadow chỉ tấn công tàu Nga nằm im trong cảng?

Ukraine đã phá hủy con tàu thứ 3 của Hải quân Nga đang neo đậu tại ụ tàu. Hai chiếc đầu tiên là tàu đổ bộ cỡ lớn Minsk và tàu ngầm Rostov-on-Don ở Sevastopol, "nạn nhân" mới nhất là tàu tên lửa nhỏ Askold ở Kerch thuộc Bán đảo Crimea.

Trong cả 3 trường hợp, tàu không chỉ ở trong bến cảng mà còn nằm tại các cơ sở sửa chữa, đóng tàu.

Trước đó, tàu đổ bộ cỡ lớn Saratov đã bị tên lửa đạn đạo Tochka-U phá hủy ở cảng Berdyansk.

Đối với chiến hạm ở trên biển, tàu tuần dương tên lửa Moskva và tàu kéo Vasily Bekh của Hạm đội Biển Đen đã lần lượt bị phá hủy bởi tên lửa chống hạm Neptune và Harpoon.

Điều này khiến Storm Shadow/Scalp-EG trở thành vũ khí chống hạm hiệu quả nhất của Ukraine.

Đồng thời một câu hỏi khá xác đáng được đặt ra - tại sao không tấn công những tàu chiến đang hoạt động ngoài khơi bằng tên lửa hành trình này?

Nhưng thực tế là Storm Shadow hoàn toàn không thích hợp để tấn công tàu chiến, vì nó là tên lửa hành trình để tấn công các vật thể được bảo vệ cố định.

Hệ thống dẫn đường của nó được xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận khu vực, dựa trên vệ tinh, dẫn đường quán tính và so khớp ảnh, chỉ ở giai đoạn cuối, đầu dò ảnh nhiệt mới được bật và tất cả thông tin về tuyến đường và mục tiêu cần phải được nạp vào tên lửa trước khi phóng.

Trong trường hợp tấn công một vật thể đứng yên, hệ thống dẫn đường như vậy là quá đủ.

Đối với một con tàu đang neo đậu tại cảng cũng vậy.

Nhưng việc tên lửa tìm thấy một con tàu trên biển là điều khó xảy ra, vì nó có thể thay đổi lộ trình bất cứ lúc nào.

Đó là lý do tại sao, để tiêu diệt các tàu Nga hoạt động trên biển nhưng nằm ngoài tầm bắn của hệ thống tên lửa chống hạm ven bờ như Neptune hay Harpoon, cần phải sử dụng vũ khí chuyên dụng.

Loại tên lửa này phải độc lập tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi rộng hơn, và quan trọng nhất là để máy bay có thể "giao tiếp" với đạn, cập nhật nhiệm vụ cũng như đường bay của nó.

Tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM chưa được Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM chưa được Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khác đó là các tên lửa chống hạm cực kỳ hiện đại, máy bay không nhất thiết phải "giao tiếp" với đạn nữa. Một ví dụ tuyệt vời về điều này là AGM-158C LRASM của Mỹ, có tầm bắn ước tính khoảng 900 km.

Do phạm vi rất xa mà tên lửa phải độc lập tiến hành tìm kiếm mục tiêu trong một khu vực khá rộng lớn. Để thực hiện điều này, nó sử dụng radar thụ động và cơ động chủ động trong việc tìm kiếm mục tiêu, trao đổi độc lập thông tin nhận được với các tên lửa LRASM đã phóng khác. Và ở phần cuối cùng, quả đạn mới bật đầu dẫn hướng ảnh nhiệt.

Đồng thời, AGM-158C LRASM thực sự sử dụng phương pháp "bầy sói", vì chúng không chỉ giúp nhau tìm mục tiêu mà còn phân phối độc lập và tìm quỹ đạo xâm nhập tối ưu, sau đó mới tấn công phối hợp.

Mỹ không tận dụng cơ hội ở Ukraine để thử nghiệm AGM-158C LRASM trong thực chiến, việc chuyển giao loại vũ khí này thậm chí còn không được thảo luận.

LRASM có thể được sử dụng từ tiêm kích chiến thuật, đặc biệt là F/A-18. Hơn nữa, có khả năng phóng tên lửa này không chỉ từ máy bay hoặc tàu thủy, mà thậm chí từ mặt đất, bởi đã có một dự án tích hợp LRASM vào M142 HIMARS, dự án này thường loại bỏ vấn đề "buộc chặt" nó vào Su-24M.

Đồng thời, tầm hoạt động 900 km là khá đủ để đánh bại bất kỳ tàu nào của Liên bang Nga tại mọi địa điểm trên Biển Đen, ngay cả ở Ochamchir, hay vùng Abkhazia - nơi Moskva có kế hoạch thiết lập một điểm triển khai thường trực của hạm đội.

Tàu hộ vệ Askold lớp Karakurt - Dự án 22800 bị tên lửa hành trình Storm Shadow bắn trúng khi đang neo đậu.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.