Thanh niên Phú Thọ sống lại thần kỳ sau 3 giờ ngừng tim

GD&TĐ -Sau khi bị điện giật và ngừng tim suốt 3 giờ đồng hồ, thanh niên bỗng hồi sinh thần kỳ và sức khoẻ có tiến triển mới.

Nhân viên y tế tích cực ép tim cho nam thanh niên bị điện giật.
Nhân viên y tế tích cực ép tim cho nam thanh niên bị điện giật.

Đó là trường hợp xảy ra với nam thanh niên 20 tuổi. Theo đó bệnh nhân bị điện giật cạnh áo cá, ngừng tim, đồng tử giãn, tay và chân trái có nhiều vết bỏng, da cháy xém.

Nam thanh niên sau đó đã được ekip phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Chân Mộng, Phú Thọ ép tin ngay trên bờ ao và sau đó tiếp tục chuyển tới phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.

Tại đây, các bác sỹ tiếp tục ép tim và sốc điện nhưng sau 30 phút vẫn chưa lấy lại được mạch. Họ vẫn kiên trì thay nhau ép tim.

Gần ba giờ ngừng tim, các bác sỹ nhận định, mặc dù bệnh nhân được ép tim liên tục nhưng khả năng tưới và cấp máu cho não chắc chắn rất hạn chế, có nguy cơ mất não và suy đa tạng. Do đó, họ quyết định áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt và lọc máu liên tục.

Bằng nhiều nỗ lực cấp cứu, tim của nam thanh niên đập trở lại.

Sau gần một tuần, các chỉ số cải thiện, các bác sỹ giảm dần thuốc vận mạch và thuốc an thần. Bệnh nhân dần tự thở và bắt đầu có ý thức trở lại. Đến nay, sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân có thể ngồi rồi đứng dậy.

Nhân viên y tế tích cực ép tim cho nam thanh niên bị điện giật.
Nhân viên y tế tích cực ép tim cho nam thanh niên bị điện giật.

Thời qua xảy ra khá nhiều các tai nạn do điện giật gây hậu quả đáng tiếc. Trao đổi trên báo chí, BSCKI Nguyễn Ngọc Tuyền Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bãi Cháy cho rằng khi bị điện giật, bệnh nhân có thể bị bỏng điện tùy vào vị trí tiếp xúc của dòng điện.

"Tổn thương nặng nề nhất của điện giật là làm bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngừng tim. Lúc này cần phải được xử trí ngay mới cứu sống được người bệnh", BS Tuyền cho biết.

Bên cạnh đó, còn nhiều biến chứng mà bệnh nhân điện giật có thể gặp phải là chấn thương gãy xương (bị rơi từ trên cao xuống), đụng dập cơ, chấn thương sọ não, suy thận, suy đa tạng….

BSCKI Nguyễn Ngọc Tuyền chỉ cách sơ cứu đúng khi gặp trường hợp bị điện giật:

- Quan sát hiện trường, ngay lập tức ngắt nguồn điện, gỡ nạn nhân ra khỏi vị trí bị điện giật, đưa bệnh nhân đến vị trí an toàn. Sau đó đánh giá tình trạng, tuổi tác, chức năng sống của nạn nhân …

- Đánh giá ý thức của người bệnh, có thể lay gọi bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tỉnh lại hoặc trả lời được các câu hỏi, tuần hoàn, hô hấp vẫn còn… có thể yên tâm.

- Trường hợp bệnh nhân ý thức kém, lơ mơ, trả lời không chính xác, chỉ đáp ứng với những tác động như cấu véo… có thể bệnh nhân bị mất ý thức tạm thời do điện giật.

- Đánh giá tuần hoàn: Xem nạn nhân tim còn đập hay không, có thể bắt mạch cảnh, mạch bẹn của bệnh nhân … Nếu bệnh nhân ngừng tuần hoàn cần ép tim và lồng ngực cấp cứu.

- Đánh giá về hô hấp: Xem nạn nhân còn thở hay không, nhịp thở của bệnh nhân. Nếu còn thở hoặc thở chậm cần hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.

- Sau đó người hỗ trợ có thể đánh giá các tổn thương toàn trạng của nạn nhân và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Theo VTC, Sức khoẻ và Đời sống,

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ