Điểm sáng của kinh tế Việt Nam

Điểm sáng của kinh tế Việt Nam
Hàng Việt đã được thế giới biết đến không chỉ là gạo, cà phê, chè...
Hàng Việt đã được thế giới biết đến không chỉ là gạo, cà phê, chè...

(GD&TĐ) - Trong suốt gần 12 tháng qua, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu tác động từ kinh tế thế giới và sự sụt giảm của thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu lại là điểm nhấn sáng trong bức tranh kinh tế nước ta.

Điểm nhấn của kinh tế Việt Nam năm 2013

Với bối cảnh kinh tế toàn thế giới đang trong thời kỳ khó khăn, suy thoái nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong năm 2013 - tại Hội nghị Tham tán thương mại 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã nhận định như vậy, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thương vụ nước ngoài trong hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam góp phần giải quyết khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, đồng thời khẳng định vị trí của hàng Việt trên bản đồ hàng hóa thế giới. Những con số vừa được đưa ra mới đây đã chứng minh lĩnh vực xuất khẩu “sáng” trong bức trang kinh tế. Xuất khẩu năm 2013 đạt 133,5 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), trong khi nhập khẩu ước đạt 133,8 tỷ USD.

Như vậy, nhập siêu năm 2013 khoảng 300 triệu USD, bằng 0,25% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đặc biệt, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng đã có sự chuyển dịch ngoạn mục, từ việc ta phụ thuộc quá nhiều vào nhóm ngành hàng tài nguyên khoáng sản đã chuyển sang việc ta xuất khẩu chủ lực nhóm ngành công nghiệp chế biến, trong đó có không ít các nhóm ngành hàng có tỷ lệ công nghệ cao khá lớn như điện thoại, linh kiện, máy tính...

Cùng với các sản phẩm truyền thống vẫn giữ được đà tăng đáng kể như dệt may, da giày..., năm 2013 còn đánh dấu sự xuất hiện và “lên ngôi” của một loạt những mặt hàng mới là linh kiện, điện thoại và máy tính... với kim ngạch cao nhất nhì trong nhóm những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 

Năm 2014, thêm nhiều kỳ vọng

Các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài như một kênh kinh tế đối ngoại quan trọng, góp phần đưa hàng hóa Việt đến với các thị trường trên thế giới, đồng thời góp phần giải quyết các rào cản kỹ thuật đối với xuất khẩu Việt Nam. Do trào lưu bảo hộ thị trường nội địa trên thế giới được đẩy mạnh bởi khủng hoảng kinh tế và Việt Nam ngày càng trở thành nạn nhân của các vụ kiện thương mại và rào cản kỹ thuật, nhất là khi Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu một số mặt hàng.

Một ví dụ là với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam, sau một thời gian chống lại các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), vào tháng 9 năm 2013, ngành tôm đã đón nhận 2 quyết định quan trọng là kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn từ ngày 1/2/2011 đến 31/1/2012.

Theo đó, toàn bộ 33 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam tham gia xem xét lần này đều được công nhận không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG 0%. Bên cạnh đó, cuối tháng 9, ITC cũng đã phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012.

Nhờ thoát khỏi những cáo buộc này, mặt hàng tôm đã có sự tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc và xuất sắc, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước với kim ngạch cả năm 2013 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ.n

Xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đều đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm ước đạt khoảng 132 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Quốc hội đề ra (là 126,1 tỷ USD, tăng 10%).

Thanh Tuấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.